Lâm Đồng xử lý 2.800 vụ vi phạm, thu hồi trên 200 dự án để mất rừng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2018 đến hết quý 1/2022, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý hơn 2.800 vụ vi phạm; trong đó có 147 vụ vi phạm nổi cộm, có tính chất phức tạp.
Hiện trường một vụ phá rừng ở Lâm Đồng. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN).
Hiện trường một vụ phá rừng ở Lâm Đồng. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN).

Ngày 26/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có báo cáo số 67/BC-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và bảo vệ rừng của địa phương từ năm 2018 đến nay.

Từ năm 2018 đến hết quý 1/2022, cơ quan chức năng địa phương đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý hơn 2.800 vụ vi phạm; trong đó có 147 vụ vi phạm nổi cộm, có tính chất phức tạp nhưng đã được cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vụ vi phạm trên. Các cấp thẩm quyền trong tỉnh đã xử lý kỷ luật đối với 13 cơ quan, đơn vị; có 161 cá nhân bị kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng.

Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quản lý, bảo vệ rừng như: một số sở, ban, ngành và địa phương chưa quyết liệt tổ chức thực hiện chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được ngăn chặn triệt để.

Trên địa bàn còn xảy ra các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật có tính chất phức tạp, nổi cộm, gây thiệt hại lớn đến rừng nhưng chậm phát hiện, ngăn chặn và xử lý; vi phạm vắng chủ vẫn chiếm tỷ lệ lớn; số vụ án được hoàn thiện điều tra, đưa ra truy tố, xét xử chiếm tỷ lệ thấp, gây dư luận không tốt.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp được thuê đất, thuê rừng thực hiện chậm tiến độ, thực hiện không đúng các hạng mục đầu tư đã được phê duyệt, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật, buông lỏng quản lý...; chưa chấp hành nghiêm việc nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng đối với diện tích rừng bị mất.

Lâm Đồng là địa phương có diện tích rừng lớn, không tập trung, địa hình bị chia cắt, hiểm trở, phức tạp. Đặc biệt, các đối tượng phá rừng với nhiều hình thức tinh vi, phá rừng bằng hình thức ken gốc, đổ hóa chất. Những cây bị phá sau thời gian dài mới phát hiện được, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tìm đối tượng vi phạm để xử lý.

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng chưa quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý bảo vệ rừng. Việc kiểm tra rừng ở một số địa phương còn hạn chế do chưa đề ra các giải pháp phù hợp, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại địa phương.

Lực lượng chức năng, đơn vị liên quan ở một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, thậm chí thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ...

Các vụ án gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên rừng nhưng chưa được điều tra rõ để xử lý đối với các chủ đầu nậu, đối tượng cầm đầu, đối tượng thông đồng, bao che, bảo kê cho hoạt động vi phạm, phạm tội nên chưa tạo tính răn đe, giáo dục…

Cũng trong thời gian này, trên địa bàn toàn tỉnh đã trồng được hơn 3.200ha rừng, trồng khôi phục hơn 2.800ha rừng trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ổn định quy hoạch lâm nghiệp.

Đặc biệt, thực hiện Đề án 50 triệu cây xanh, trong năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng đã trồng được hơn 6 triệu cây xanh các loại, góp phần nâng cao mật độ rừng, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác quản lý diện tích giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 322 dự án được giao, cho thuê đất để triển khai dự án đầu tư, với tổng diện tích là 52.722ha. Số dự án đã thu hồi đến nay là 208 dự án, tương đương với diện tích trên 30.400ha.

Trước đó, từ đầu năm 2021 đến nay, phóng viên đã phản ánh nhiều vụ phá rừng trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông, Lạc Dương, Bảo Lâm. Các vụ phá rừng chủ yếu để chiếm đất lâm nghiệp do các địa phương trên xảy ra tình trạng "sốt đất."

Trước thực trạng đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Lâm Đồng./.

Theo https://www.vietnamplus.vn/lam-dong-xu-ly-2800-vu-vi-pham-thu-hoi-tren-200-du-an-de-mat-rung/786766.vnp
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.