Kỳ vọng tỉ lệ lao động có tay nghề tăng gấp 3 lần trong 10 năm tới

Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại cuộc họp lấy ý kiến.
Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại cuộc họp lấy ý kiến.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cho rằng tỷ lệ lao động có tay nghề hiện nay còn thấp, ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi quy mô này trong 5 năm tới và tăng gấp 3 trong 10 năm tới…

Mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về “Một số chủ trương, định hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các chuyên gia về chính sách tài khóa - tiền tệ hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ cho đào tạo nghề”.

Tỉ lệ lao động có trình độ cao còn rất thấp

Tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho rằng, đối tượng chịu tác động của GDNN không chỉ là số học viên vào học trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chính quy trong các nhà trường mà còn có một bộ phận rất lớn là những người đang làm việc trong thị trường lao động (được cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề mang tính chất thường xuyên).

Hiện nay, hệ thống GDNN có 1.908 trường và trung tâm đào tạo. Trong đó, có khoảng 900 trường cao đẳng và trung cấp, còn lại là hơn 1.000 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên.

Về quy mô đào tạo, hiện nay mỗi năm tuyển sinh mới 2,2 triệu người. Nhưng trong số này chỉ có 1/4 là trình độ cao đẳng và trung cấp đào tạo chính quy trong các nhà trường; 3/4 còn lại là diện đào tạo thường xuyên, đào tạo trình độ sơ cấp,...

Ông Dũng cho rằng một đất nước với quy mô 55 triệu lao động, 100 triệu dân mà mỗi năm chỉ đào tạo 2,2 triệu lao động (hiện là con số lớn nhất trong đào tạo) thì là con số quá nhỏ. Trong khi đó, Singapore tuyển sinh 60% vào hệ thống GDNN. Còn ở Úc, cứ 4 người dân thì có 1 người học nghề.

“Hiện nay, nhân lực của chúng ta qua đào tạo đạt 24,6% theo chiến lược. Muốn nâng tỷ lệ này lên thì quy mô hiện nay là quá nhỏ. Vì vậy, chúng tôi mong muốn quy mô này có thể nâng lên gấp đôi trong 5 năm tới và gấp 3 trong 10 năm tới và trong quy mô đó cũng sẽ phải phân tầng chất lượng” - ông Dũng cho biết.

Giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng của người thợ giúp tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng của người thợ giúp tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Đào tạo nhân lực cho tương lai

Thông tin cụ thể về phân tầng chất lượng, ông Trương Anh Dũng cho hay: “Sẽ có một nhóm chất lượng cao, thậm chí một bộ phận trong nhóm chất lượng cao đó còn tiếp cận với các nước phát triển theo tinh thần mà chúng tôi xây dựng chiến lược là bắt kịp, đi cùng và thậm chí vượt lên trên các nước phát triển. Đó có thể là đào tạo những ngành nghề, kỹ năng tương lai để chuẩn bị cho phát triển kinh tế trong tương lai”.

Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, những ngành nghề đề cập trên đây đều nằm trong Quyết định 1446/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”). Thời gian tới, Bộ LĐ, TB&XH sẽ ban hành kế hoạch để triển khai chương trình này.

Bên cạnh đó, sẽ đào tạo một bộ phận khoảng 20 ngành nghề, kỹ năng phục vụ cho tương lai. Đây là những ngành nghề mà trong thị trường lao động hiện nay có thể chưa có.

Theo ông Dũng, “để thực hiện được chiến lược với mục tiêu như vậy, Tổng cục đang xây dựng quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở GDNN hiện nay. Hiện nay, chúng ta có hơn 1.900 cơ sở GDNN. Có người bảo như vậy quá nhiều. Tuy nhiên, tại nước Úc có 28 triệu dân thôi mà có đến 2.400 cơ sở đào tạo, phần lớn là ngoài công lập. Như vậy, có thể thấy nhiều hay ít cũng tùy theo cách hiểu nhưng có thể khẳng định, nước ta có phần lớn các cơ sở GDNN là công lập. Vì vậy, nhiệm vụ quy hoạch cần làm là giảm khối công lập, sát nhập những cơ sở kém hiệu quả và tăng khối ngoài công lập”.

Ngoài ra, Tổng cục GDNN cũng đang xây dựng một loạt các chương trình, đề án để phục vụ cho chiến lược của quy hoạch này. Trong đó có đề án nâng tầm kỹ năng lao động. Bên cạnh đào tạo lao động chất lượng cao, cũng phải tập trung cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số, người nghèo,...

Ngoài ra, còn cần tính đến những giải pháp cho những vấn đề khác liên quan đến phát triển, đổi mới chương trình, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường, đảm bảo chất lượng đội ngũ các trường, hội nhập quốc tế,...

“GDNN không phải chỉ là vấn đề giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà đằng sau đó là câu chuyện kinh tế. Bởi thực chất giá trị của GDNN, kỹ năng của người thợ đóng góp vào việc tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Thậm chí tổ chức OECD nói rằng đây là một đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động” - ông Dũng nói.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.