Kinh tế nông thôn: Tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo

Kết quả xây dựng nông thôn mới cho thấy đời sống dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện song bộc lộ nhiều hạn chế. Ảnh minh họa
Kết quả xây dựng nông thôn mới cho thấy đời sống dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện song bộc lộ nhiều hạn chế. Ảnh minh họa
(PLO) - Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 2016 cho thấy, tình hình kinh tế nông thôn và sản  xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng. Song, đầu tư hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, chất lượng lao động thấp… gây trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng.

Tích cực trên nhiều phương diện

Theo kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016, kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng nhờ cơ cấu sản xuất có sự dịch chuyển tích cực, đúng hướng.

Cụ thể, quá trình cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2011-2016 thể hiện trước hết ở kết quả cơ cấu lại hình thức tổ chức sản xuất theo hướng số doanh nghiệp và số hợp tác xã tăng nhanh, số hộ sản xuất nhỏ lẻ ngày càng giảm mạnh.

Cùng với cơ cấu lại hình thức tổ chức sản xuất, quá trình cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn được tiến hành theo hướng tăng cường quy mô lớn. Trong tổng số 3.846 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năm 2015 có 1.205 doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở lên, chiếm 31,3% tổng số  doanh nghiệp, tăng 76,2% so với số doanh nghiệp cùng quy mô năm 2010.

Bên cạnh đó, số liệu về ruộng đất được tích tụ với khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng lớn. Tính đến 1/7/2016, cả nước có 2.294 xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 25,6% tổng số xã. Sau dồn điền đổi thửa, các cánh đồng lớn xuất hiện và được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Phổ biến nhất là việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Ngoài ra, điểm sáng trong bức tranh kinh tế nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 phải kể đến những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế trang trại. Tại thời điểm 1/7/2016, có 33,5 nghìn trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10,8%. Số trang trại nêu trên đã sử dụng 175,8 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 13,5% so với năm 2011. Tính ra bình quân mỗi năm tăng 7,4%.

Ngoài việc tạo việc làm cho hàng vạn lao động, các trang trại còn sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tổng giá trị nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành thu được trong 12 tháng trước thời điểm 1/7/2016 đạt 92,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2011; giá trị sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, thủy sản bán ra đạt 91,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần. Nếu loại trừ yếu tố giá thì giá trị thu từ nông, lâm, thủy sản bán ra đạt 91,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần.

Song còn nhiều nỗi lo

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất được cơ cấu lại theo hướng mở rộng quy mô, nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến. Số doanh nghiệp và hợp tác xã tăng và số hộ liên tục giảm, nhưng đến nay hộ vẫn là đơn vị sản xuất cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn. Trong tổng số 9,29 triệu đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có tại thời điểm 1/7/2016, số hộ chiếm 99,89%; số doanh nghiệp chỉ chiếm 0,04% và số hợp tác xã chiếm 0,07%.

Đồng thời, việc đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất còn hạn chế. Hình thức sử dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng nuôi trồng cây con chỉ chiếm 3,6% tổng số xã, với diện tích chiếm 0,07% diện tích đất trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản. Mức độ cơ giới hóa sản xuất thấp, bình quân 100 hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 0,03 máy gieo sa; 0,28 máy gặt đập liên hợp; 0,18 máy ấp trứng gia cầm…

Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung vẫn thấp. Trong tổng số 3.846 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 50,6% có lãi; 9,8% hòa vốn và 39,6% thua lỗ. Trong 6.946 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có tới 17,3% hòa vốn và 10,1% bị lỗ.

Bên cạnh những thành tựu, tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập. Chuyển dịch cơ cấu chậm, có những mặt còn lúng túng, nhất là cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Quy mô sản xuất tuy đã được nâng lên nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến; đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp hạn chế.

Ngoài ra, chất lượng lao động thấp cũng đang là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và phát triển ngành mới, nghề mới tạo việc làm cho người lao động nói riêng. Trong tổng số 31,02 triệu người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của khu vực nông thôn năm 2016, có 26,09 triệu người chưa được đào tạo nghề hoặc đào tạo ngắn hạn không được cấp chứng chỉ, chiếm 84,1%, chỉ có 4,92 triệu người được đào tạo có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn  từ sơ cấp nghề trở lên, chiếm 15,9%.

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, những hạn chế nêu trên đang là thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Song với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ và các cấp, các ngành, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, khó khăn, thách thức đang tồn tại sẽ được xử lý, khắc phục, đưa nông thôn, nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

“Cuộc tổng điều tra được tiến hành bắt đầu từ ngày 1-7-2016 có quy mô trên phạm vi cả nước liên quan tới 8.978 xã và 79.898 thôn; gần 16 triệu hộ nông thôn và hơn một triệu hộ thành thị hoạt động nông, lâm nghiệp, diêm dân và thủy sản; gần 33,5 nghìn trang trại và nhiều đơn vị điều tra khác.

Theo đó, trong 5 năm 2011-2016, các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, nhất là kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ xã có điện tăng từ 99,8% năm 2011 lên 100% năm 2016. Cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa điện tới tất cả các thôn. Hệ thống cung cấp nước sạch tiếp tục được đầu tư xây dựng. Cùng với việc xây dựng công trình cấp nước, các địa phương còn chú trọng xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung…”

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

Đọc thêm

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.