Hồng Công thu giữ 26 tấn vây cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng

Hồng Công thu giữ 26 tấn vây cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng
(PLVN) - Hồng Công đã thu giữ 26 tấn vây cá mập nhập lậu, được cắt từ khoảng 38.500 con cá chủ yếu của hai loài cá mập sắp tuyệt chủng.

Lần vận chuyển lậu kỷ lục này được phát hiện trong hai container đến từ Ecuador. Cục Hải quan Hồng Công cho biết, số vây cá thu được trong lần triệt phá này lớn nhất trong lịch sử. Quan chức Hải quan Danny Cheung nói với các phóng viên rằng: "Mỗi container hàng gồm 13 tấn, đã phá vỡ kỷ lục thu giữ 3.8 tấn vây cá mập vào năm 2019".

Hầu hết các vây là của cá mập nhám đuôi dài và cá mập lưng xám - cả hai loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một người đàn ông 57 tuổi đã bị bắt nhưng đã được tại ngoại trong khi chờ đợi điều tra thêm.

Một số quần thể cá mập đã bị suy giảm trong vài thập kỷ qua do bị săn bắt. Các đội tàu đánh cá thường cắt vây cá mập và sau đó ném con vật bị giết xuống biển. Các vây khô được bán với số tiền đáng kể và thường được phục vụ trong món súp đắt đỏ trong các bữa tiệc.

Việc bán và tiêu thụ vây cá mập không phải là bất hợp pháp ở Hồng Công, nhưng phải được cấp phép. Sau nhiều năm các nhà môi trường và những người nổi tiếng, vì như ngôi sao bóng rổ Trung Quốc Diêu Minh, nỗ lực vận động đã khiến món ăn trở nên kém phổ biển hơn đối với người tiêu dùng trẻ tuổi ở Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông và Đài Loan, nhưng nó vẫn là món ăn được các thế hệ cũ ưa thích, và nhiều khách sạn nhà hàng nổi tiếng vẫn bán loại hàng này.

Một cuộc khảo sát năm 2018 của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới cho thấy, 7 trong số 10 người Hồng Kông đã ăn vây cá mập trong năm đó, thường là tại các đám cưới, ăn văn phòng và các cuộc họp mặt gia đình.

Wild Aid ước tính khoảng 73 triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy vây. Nghiên cứu của họ cho biết mức tiêu thụ đã giảm đáng kể trên lục địa Trung Quốc nhưng ngày càng phổ biến ở Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Với cảng quốc tế sầm uất, Hồng Công từ lâu đã trở thành con đường buôn bán lớn đối với những kẻ buôn lậu động vật hoang dã và ma túy. Nhập khẩu các loài có nguy cơ tuyệt chủng mà không có giấy phép là bất hợp pháp, có thể bị phạt tới 10 năm tù và phạt tiền tới 10 triệu đô la Hồng Công (1.3 triệu đô la).

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.