Hội thảo khoa học về hoàn thiện Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012 ở Việt Nam

Hội thảo khoa học về hoàn thiện Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012 ở Việt Nam
(PLVN) -Trong khuôn khổ Tuần lễ pháp luật Việt Đức lần thứ 9, ngày 30.9, Trường Đại học Luật Hà tổ chức hội thảo Khoa học Quốc tế “ Pháp luật Việt Nam và pháp luật Đức về xử lý vi phạm hành chính: hướng hoàn thiện Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012 của Việt Nam”.

Phat biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Luật Hà Nội cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) sau thời gian thi hành đã đạt những kết quả tích cực, khẳng định vai trò trong đời sống kinh tế, chính trị, pháp lý của đất nước.

TS. Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Luật Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo
TS. Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Luật Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo

Tuy nhiên, đến nay Luật cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế cần sửa đổi bổ sung. Với việc tổ chức Hội thảo, TS.Trần Quang Huy hy vọng các đại biểu sẽ cùng đánh giá pháp luật về XLVPHC của Đức và Việt Nam; tham khảo các kinh nghiệm của Đức để đưa ra các kiến nghị, tham vấn với cơ quan chức năng trong việc sửa đổi Luật XLVPHC ở Việt Nam.

Hội thảo đã tiến hành so sánh hệ thống pháp luật về XLVPHC của Đức và Việt Nam; trao đổi giữa các nhà nghiên cứu và nhà thực hành về những nguyên tắc của pháp luật XLVPHC và kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật XLVPHC. Đặc biệt tại hội thảo, nhiều đề xuất kiến nghị sửa đổi luật đã được các bên đưa ra nhằm xây dựng Luật mới khả thi, phù hợp với thực tiễn.

Các chuyên gia Đức tham dự hội thảo
Các chuyên gia Đức tham dự hội thảo

TS. Trần Thị Hiền, ĐH Luật cho rằng cần kéo dài thời gian tiến hành một số công việc mà hiện nay Luật XLVPHC quy định thời gian thực hiện quá ngắn như thời hạn định giá tang vật VPHC, thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC. Đặc biệt theo TS. Hiền, hiện nay theo quy định của Luật thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt phụ thuộc vào mức tiền phạt của chức danh đó. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các vụ vi phạm, giá trị của các tang vật, phương tiện đều rất lớn, vượt quá mức tiền phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở. Do vậy, cách quy định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện bị giới hạn bởi thẩm quyền xử phạt tiền bộc lộ nhiều bất cập, phát sinh quá nhiều vụ việc vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của cơ quan cấp dưới bị dồn lên cấp trên. Do vậy, cần tăng thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu, tang vật vi phạm lên gấp 2 hoặc 3 lần mức phạt theo thẩm quyền.


Còn theo TS. Nguyễn Ngọc Bích, nên quy định thêm hình thức buộc lao động công ích, áp dụng cho cá nhân thực hiện VPHC trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước . Ví dụ hình thức buộc lao động công ích đối với người chua thành niên VPHC từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, hay áp dụng trong các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường…TS Bích cho rằng hình thức này được quy định và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm.

Cũng liên quan đến thẩm quyền xử phạt VPHC, TS Trần Kim Liễu, Bộ môn Luật Hành chính kiến nghị nên bổ sung chủ thể có thẩm quyền khám người. Trên thực tế, một số người đang thực thi công vụ là người thực hiện các hoạt động tuần tra, kiểm soát trực tiếp nhưng hiện tại pháp luật XLVPHC lại không quy định họ có thẩm quyền khám người (trong nhiều trường hợp bao gồm cả khám phương tiện, tang vật bị nghi ngờ VPHC). Việc họ phát hiện vi phạm, đợi trình lên người có thẩm quyền lập biên bản sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời xử lý vi phạm. Do đó, theo TS. Liễu nên quy định các chủ thể khám người là công chức hải quan.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.