Xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Hoàn thiện thể chế để kiểm soát quyền lực nhà nước

Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”.
Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”.
(PLVN) -  Kiểm soát quyền lực cần được xem là công việc hệ trọng, cấp bách, với quyết tâm chính trị cao và nỗ lực thực hiện bằng được... Đó cũng là điều kiện tiên quyết và căn bản để đưa đất nước ngày càng phát triển theo hướng dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Một trong 10 nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” nhấn mạnh là: hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực nhà nước (QLNN). Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu, trách nhiệm đến đó…

Giới hạn quyền lực nhà nước bằng phương thức pháp quyền

Tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng” diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện vấn đề quan trọng này.

Theo GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một phương thức kiểm soát QLNN trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là giới hạn QLNN bằng phương thức pháp quyền. Đây là cách thức và phương pháp sử dụng Hiến pháp và pháp luật để giới hạn QLNN vì dân chủ, vì con người, quyền con người, quyền công dân.

Ông cho rằng, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không đứng trên Hiến pháp và pháp luật mà tồn tại trong sự ràng buộc bởi Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung, tổ chức và vận hành QLNN nói riêng dựa trên nền tảng Hiến pháp, pháp luật và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật… Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thực thi công vụ chỉ được làm những gì Hiến pháp và pháp luật quy định, không được tự mình đặt ra những thẩm quyền ngoài quy định của Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật phải được phát hiện kịp thời, xử lý công bằng, nghiêm minh; có cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiệu lực, hiệu quả…

GS.TS Võ Khánh Vinh.

GS.TS Võ Khánh Vinh.

Từ quan niệm trên, GS Võ Khánh Vinh kiến nghị tiến hành một số hướng cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế, phương thức giới hạn QLNN hiện nay ở nước ta. Một là, tiếp tục phân định rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng, giới hạn QLNN, quyền làm chủ của nhân dân để làm cơ sở cho việc xây dựng các cơ chế kiểm soát QLNN, kiểm soát QLNN từ phía nhân dân. Hai là, phân định rõ hơn quyền lực nhân dân và QLNN theo hướng đề cao hơn các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, thể chế hóa đầy đủ và thực hiện hiệu quả cơ chế nhân dân thực hiện QLNN bằng dân chủ trực tiếp; hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân theo hướng tạo điều kiện để người dân tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương; có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền kiến nghị của nhân dân với các cơ quan nhà nước về việc xây dựng, sửa đổi chính sách, pháp luật hoặc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể.

Ba là, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ, toàn diện quan điểm, chủ trương của Đảng về quyền con người, các quyền hiến định trong Hiến pháp và các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia để hình thành các giới hạn cụ thể về quyền con người đối với QLNN; đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thực hiện tốt nguyên tắc “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”; lấy việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, đưa nguyên tắc dựa trên quyền con người thành yêu cầu trong xây dựng và thực thi chính sách pháp luật, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giám sát, đôn đốc việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thành lập Ủy ban quốc gia về quyền con người do luật định…

Ngoài ra, phân định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền; bảo đảm QLNN là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực bên trong mỗi cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước, giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan trong cùng một cấp chính quyền. “Đó chính là tạo ra các căn cứ đầy đủ, rõ ràng, minh bạch cho việc kiểm soát hiệu quả bên trong QLNN”, GS Vinh nhấn mạnh.

Trách nhiệm của toàn dân

Nghiên cứu khái niệm kiểm soát quyền lực, PGS.TS Chu Hồng Thanh, Giảng viên cao cấp Trường Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận thấy, khái niệm này lần đầu tiên được Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ghi nhận trong quan điểm chỉ đạo quá trình đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước: “QLNN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đến Đại hội XIII, vấn đề kiểm soát quyền lực đã trở thành một nội dung quan trọng được nhấn mạnh. Theo Văn kiện Đại hội, một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là phải tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời coi việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống “chạy chức, chạy quyền” là một trong những nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, tăng cường kiểm soát QLNN.

PGS.TS Chu Hồng Thanh.

PGS.TS Chu Hồng Thanh.

PGS Chu Hồng Thanh chỉ rõ một đặc điểm nổi bật của vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam là không thể chỉ dừng lại ở kiểm soát lẫn nhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cũng không chỉ dừng lại ở kiểm soát QLNN mà cần thiết phải mở rộng thành vấn đề kiểm soát quyền lực chính trị và kiểm soát quyền lực của hệ thống chính trị. Ông phân tích, ở Việt Nam, Đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị là các chủ thể quyền lực, nằm trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Huy động, phát huy vai trò của cả “hệ thống chính trị”, “cả hệ thống chính trị vào cuộc”, “trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”... là những cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong các văn kiện Đảng và Nhà nước, trong chỉ đạo và điều hành, trong thực tế thực thi QLNN.

Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta khẳng định: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Cơ chế này phản ánh và giải quyết các mối quan hệ cốt lõi của xã hội Việt Nam. Đây là một cơ chế giải quyết ba mối quan hệ chính trị cơ bản nhất ở Việt Nam hiện nay, đó là quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, là vấn đề của mọi vấn đề. Để cho cơ chế này hoạt động tốt, có hiệu quả thì vừa phải tạo ra động lực cho từng nhân tố và phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa ba nhân tố, vừa phải kiểm soát quyền lực trong từng nhân tố nói riêng và kiểm soát lẫn nhau trong tổng thể nói chung, trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Cũng theo ông Chu Hồng Thanh, kiểm soát QLNN là trách nhiệm không chỉ của Đảng và các ban của Đảng (Ban Kiểm tra, Ban Nội chính, Ban Tổ chức...) như hiện nay mà là của toàn dân. Nhân dân kiểm soát QLNN vừa là quyền dân, vừa là trách nhiệm của dân, có tính chất thực hiện sứ mệnh to lớn và cao cả. Nhân dân là lực lượng quan trọng và quyết định thực hiện kiểm soát quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực của Nhà nước và hệ thống chính trị, thực hiện kiểm tra, giám sát để hệ thống quyền lực ấy thật sự thuộc về nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và của dân tộc…

Vì vậy, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền lực của nhân dân cũng là bảo vệ quyền lực của Đảng và Nhà nước, tôn trọng và bảo vệ quyền kiểm soát, lợi ích của nhân dân cũng là bảo vệ lợi ích của Đảng và Nhà nước. Kiểm soát quyền lực cần được xem là công việc hệ trọng, cấp bách, với quyết tâm chính trị cao và nỗ lực thực hiện bằng được, là một vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là điều kiện tiên quyết và căn bản để đưa đất nước ngày càng phát triển theo hướng dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, tự do và hạnh phúc.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Đọc thêm

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Những cống hiến của thanh niên Quân đội có sức lan tỏa mạnh mẽ

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Ngày 26/3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2024. Chương trình nhằm vinh danh 70 điển hình xuất sắc (10 GMTTB, 60 GMTTV) của tuổi trẻ Quân đội trên mọi lĩnh vực công tác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo.

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'
(PLVN) -  Ngày 24/3/2025 vừa qua, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025.

Sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp xã. (Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây. Trong Tờ trình về dự án Luật, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.