Xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Hoàn thiện những giải pháp trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục nghiên cứu, thảo luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục nghiên cứu, thảo luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
(PLVN) - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta. Triển khai tốt nhiệm vụ này, thời gian qua, Trung ương đã đề ra nhiều biện pháp quyết liệt với quyết tâm sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến về chất trong thời gian tới.

Kế thừa và phát triển mới

Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đang diễn ra, một trong hai nhóm vấn đề lớn, quan trọng được Hội nghị nghiên cứu, thảo luận là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Như vậy, trong 3 khoá liên tục, sau khi kiện toàn công tác tổ chức và nhân sự, Đại hội XI, XII, XIII đều chọn Hội nghị Trung ương 4 là Hội nghị đầu mỗi khoá để bàn về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. “Điều đó hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Mỗi Hội nghị đều có sự kế thừa và phát triển mới”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh. Đặc biệt, Tổng Bí thư nêu rõ, cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải tích cực phòng ngừa và chủ động, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực...

Thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong những năm qua, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu, được toàn Đảng, toàn dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Bởi vậy, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để thể chế hoá, cụ thể hoá và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XIII của Đảng đề ra, các bộ, ngành và các cơ quan chức năng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động, nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Đại hội. Ngoài ra, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều Quy định, Chỉ thị, Kết luận… liên quan đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực…

Cụ thể, ngày 22/9 vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kết luận 14 khẳng định, để thực hiện thành công đường lối đổi mới và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng (diễn ra ngày 15/9), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, bên cạnh việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung thì đồng thời phải có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với nhân dân.

Ngoài ra, để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 22-QĐ/TW (ngày 28/7/2021), về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, trong đó bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, Quy định 22 nêu rõ: Công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy; phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung... Đồng thời, “Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ”.

Những giải pháp đồng bộ và kiên quyết

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác PCTN. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình…

Phát biểu tại nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đấu tranh PCTN đã trở thành yêu cầu cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên, trở thành xu thế tất yếu, không làm không được. Thực tế cũng cho thấy trong quá trình đấu tranh PCTN luôn nảy sinh những vấn đề mới, những yếu tố bất ngờ, vì vậy Ban Chỉ đạo phải chỉ đạo để làm những vụ án trọng điểm, những vụ án lớn, có tác động sâu rộng tới toàn xã hội, với tinh thần làm để răn đe, cảnh tỉnh, làm để các cơ quan, Bộ ngành, địa phương làm theo.

Trước những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, vừa qua, Bộ Chính trị cũng ban hành Quy định số 32-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực. So với quy định cũ, Quy định 32 đã bổ sung thêm nhiệm vụ “chống tiêu cực” cho Ban Chỉ đạo. Theo đó, ngoài chỉ đạo công tác PCTN, Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực; trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị cả nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiếm có thời kỳ nào mà chỉ trong một thời gian ngắn, các văn bản của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được hoàn thiện, bổ sung và ban hành mới nhiều như trong thời gian vừa qua. Điều đó phản ánh sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ta và sự quyết tâm chính trị cao của các cơ quan tham mưu của Đảng, góp phần tạo nên hệ thống các văn bản tương đối hoàn thiện, đồng bộ, có vai trò quan trọng trong việc khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý; tạo nền tảng pháp lý vững chắc để các cán bộ “không thể, không dám, không muốn tham nhũng”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.