Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới

Hình ảnh tại phiên họp
Hình ảnh tại phiên họp
(PLVN) - Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 14, ngày 7/8, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018; giám sát về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá 2 năm (2017-2018); giám sát về tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

86% người gây bạo lực gia đình là nam giới

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu băn khoăn về việc còn tính hình thức trong triển khai hoạt động bình đẳng giới; nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái có diễn biến phức tạp, chưa được xử lý kịp thời… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh, theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu, Việt Nam liên tục tụt hạng (từ 65/144 năm 2016 xuống 77/149 năm 2018). Ông Lợi cho rằng đây là vấn đề có tính chất trầm kha, cần có sự chuyển biến nhận thức theo đúng tinh thần, quan điểm của Đảng mới có thể giải quyết.

Một số đại biểu cho rằng việc chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam bị tụt hạng cho thấy, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, bộ, ngành (nhất là người đứng đầu) còn chưa thực chất, chưa thật sự sát sao và chưa dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác này. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong, mặc dù đến năm 2020 là hết thời gian thực hiện nhưng đến nay vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa có kế hoạch, chương trình hành động về mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Điều này cho thấy thái độ quan tâm ở các bộ, ngành, địa phương về bình đẳng giới chưa tốt. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác giới cũng chưa đạt yêu cầu.

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, các cơ quan, đơn vị cần thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận về vấn đề bình đẳng giới. “Đừng nghĩ bình đẳng giới là quyền mà phải là nguồn lực để phát triển”, ông Sơn nhấn mạnh và đề nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Các bộ, ngành khi soạn văn bản pháp luật phải đưa nội dung bình đẳng giới, đảm bảo tính cụ thể, hiệu quả khi thực hiện. Các đại biểu cũng đề nghị cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Cũng tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 10 năm qua, ngân sách nhà nước chi cho y tế năm sau cao năm trước, tổng chi ngân sách cho y tế từ 40.181 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 101.920 tỷ đồng năm 2018. Tỷ trọng chi y tế từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 7,2%, nếu không tính trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 6,5-6,6%. Ngân sách nhà nước đã được ưu tiên cho đầu tư phát triển, các lĩnh vực, các vùng, khu vực khó thu hút được nguồn lực xã hội hóa.

Về thực hiện chính sách tự chủ tại các cơ sở y tế, đến nay, 100% số đơn vị đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 43, Nghị định 16, Nghị định 85. Số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư, chi thường xuyên ngày càng tăng, với 240 đơn vị. Mức độ tự bảo đảm của các đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên ngày càng cao, nhiều đơn vị ở mức 80-90%. Số đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ ngày càng giảm. Đến nay đã có 100% số xã có trạm y tế, đã hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với gần 99% cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ năm 2017. 

Tại phiên họp, cho rằng việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Quốc hội đã được những kết quả tích cực, tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng hệ thống các văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ; việc tổ chức sắp xếp lại, hoàn thiện các cơ sở y tế công lập do các Bộ quản lý còn chậm. Việc giao tự chủ cho các đơn vị ở nhiều địa phương còn chưa đúng quy định. Từ thực tế này các đại biểu đề nghị Quốc hội tiếp tục tăng chi ngân sách cho công tác y tế - dân số, dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về xây dựng cơ chế tự chủ của các đơn vị đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi…

Trình bày Báo cáo bổ sung việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, tính đến tháng 6/2019, có 8 chỉ tiêu thống kê về bình đẳng giới đã tiệm cận đạt, đạt và vượt so với yêu cầu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.

Cùng với đó, có 2 chỉ tiêu tuy vẫn chưa đạt nhưng có tiến bộ mới là tỷ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 47%, trong đó lần đầu tiên có nữ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, tính đến tháng 4/2019, có 14/128 nữ Phó Bí thư, 8/63 Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, 31 nữ Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh; 18 nữ Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và đến nay có 7/63 nữ Bí thư Tỉnh uỷ. 

100% số nạn nhân bị mua bán trở về thông qua trao trả và được giải cứu, số nạn nhân bị mua bán tự trở về được phát hiện, được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng. Tính đến tháng 12/2018, số người gây bạo lực gia đình được phát hiện trên toàn quốc là 9.763 người, trong đó nam giới chiếm 86%.

Các biện pháp xử lý được áp dụng hiện nay gồm, góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư với 6.850 người (chiếm 70%); áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với 170 người (chiếm 1,7%); áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn là 774 người (chiếm 8%); xử phạt hành chính là 785 người (chiếm 8%); xử lý hình sự (phạt tù) là 215 người (chiếm 2,2%).

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Đọc thêm

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.