Hộ chiếu Nhật Bản hiện có 'quyền lực nhất' thế giới

Hộ chiếu Nhật Bản đang được đánh giá là quyền lực nhất hành tinh hiện nay
Hộ chiếu Nhật Bản đang được đánh giá là quyền lực nhất hành tinh hiện nay
(PLO) - Theo Chỉ số Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu Henley, được biên soạn bởi Công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & PartnersCitizens, Nhật Bản hiện có hộ chiếu mạnh nhất trên hành tinh. 

Với việc công dân được miễn thị thực (visa) vào Myanmar từ đầu tháng 10, công dân Nhật Bản có thể được miễn thị thực hoặc lấy thị thực tại sân bay khi đến 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, đẩy Singapore xuống vị trí thứ hai (khi được miễn thị thực hoặc lấy thị thực tại sân bay khi đến 189 quốc gia và vùng lãnh thổ). Đầu năm 2018, hộ chiếu Đức ở vị trí đầu danh sách những hộ chiếu “quyền lực” theo Chỉ số Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu Henley thì hiện đang ở vị trí thứ ba việc được miễn thị thực hoặc lấy thị thực tại sân bay 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp cùng hạng với Pháp và Hàn Quốc.

Uzbekistan đã gỡ bỏ các yêu cầu thị thực cho công dân Pháp vào ngày 5 tháng 10, đã cấp quyền miễn thị thực cho công dân Nhật Bản và Singapore vào đầu tháng hai. Công dân Hàn Quốc đã được miễn thị thực vào Myanmar từ ngày 01/10, trong khi Paraguay đã loại bỏ các yêu cầu về visa đối với người mang hộ chiếu Singapore từ năm 2017.

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, cả hai đều có quyền miễn thị thực hoặc lấy thị thực tại sân bay khi đến 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đứng ở vị trí thứ năm trong danh sách. Với việc không gia nhập vào bất kỳ thỏa thuận pháp lý mới nào trong năm nay, dường như không chắc hai quốc gia này sẽ sớm giành lại vị trí số 1 mà họ có được vào năm 2015.

Nga đã rơi xuống vị trí thứ 47. Sự thăng tiến về “quyền lực” của hộ chiếu Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là câu chuyện thành công lớn nhất của thập kỷ khi nói đến việc tự do đi lại trên hành tinh. UAE đã tăng từ vị trí thứ 62 trong năm 2006 lên thứ 21 trong bảng xếp hạng hiện nay. Gần đây, UAE đã ký một thỏa thuận miễn thị thực với Nga và sẽ có hiệu lực trong những tháng tới. Trung Quốc hiện đang ở vị trí 71, tăng 14 địa quốc gia và vùng lãnh thổ được miễn thị thực kể từ đầu năm 2017.

Trong một tuyên bố về “kết quả bất thường mà các quốc gia có thể đạt được khi chung tay để xây dựng một thế giới kết nối và hợp tác hơn”, Christian H. Kälin, Chủ tịch Tập đoàn Henley & Partners, nhận xét, “Trung Quốc và UAE là minh họa cho kết quả của “sự chung tay” này. Hai quốc gia này đã lọt vào danh sách những quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất so với năm 2017, hoàn toàn là kết quả của mối quan hệ mạnh mẽ mà họ đã xây dựng với các nước đối tác trên khắp thế giới.” 

Vị trí cuối cùng trong danh sách Chỉ số Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu của Henley cập nhật là Afghanistan và Iraq, với quyền miễn thị thực hoặc lấy thị thực tại sân bay khi đến 30 điểm, ngay dưới Syria và Somalia (32) và Pakistan (33). 

Theo công bố hồi tháng 5, tại Đông Nam Á, trừ Singapore xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng, đánh giá sức mạnh của tấm hộ chiếu của các nước lần lượt là Malaysia (xếp thứ 9, 180 quốc gia), Brunei (xếp thứ 18, 165 quốc gia), Đông Timor (xếp thứ 52, 98 quốc gia), Thái Lan (xếp thứ 64, 76 quốc gia), Indonesia (xếp thứ 67, 71 quốc gia), Philippines (xếp thứ 70, 66 quốc gia), Campuchia (xếp thứ 81, 54 quốc gia), Lào (xếp thứ 83, 52 quốc gia). Việt Nam xếp thứ 84 với 51 quốc gia miễn thị thực, chỉ hơn Myanmar xếp thứ 87 với 48 quốc gia miễn thị thực.

Chỉ số Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu Henley được dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi Cơ quan Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và xem xét 199 hộ chiếu cùng 227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này được cập nhật trong suốt cả năm, khi và khi thay đổi chính sách thị thực có hiệu lực. 

Trong khi đó, Chỉ số Xếp hạng Hộ chiếu của Arton Capital xem xét hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc và sáu vùng lãnh thổ - Đài Loan, Macao, Hồng Kông (Trung Quốc), Kosovo, Palestine và Vatican. Theo Chỉ số Arton Capital, năm 2018, Singapore và Đức đứng đầu danh sách với số điểm 165, tiếp theo là Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Luxembourg, Italy, Pháp, Na Uy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, tất cả đều có điểm 164.

Top 10 trong Bảng Xếp hạng hộ chiếu của Henley (theo số quốc gia và vùng lãnh thổ được miễn thị thực hoặc lấy thị thực tại sân bay)

1. Nhật Bản: 190; 2. Singapore: 189; 3. Đức, Pháp, Hàn Quốc: 188; 4. Đan Mach, Phần Lan, Italy, Thụy Điển, Tây Ban Nha: 187; 5. Na Uy, Anh, Áo, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Mỹ: 186; 6. Bỉ, Thụy Sĩ, Ireland, Canada: 185; 7. Australia, Hy Lạp, Malta: 183; 8. New Zealand, CH Séc: 182; 9. Iceland: 181; 10. Hungary, Slovenia, Malaysia: 180

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.