Hiểm họa từ thủy điện: Ám ảnh động đất, xả lũ

Đợt mưa lũ vừa qua, các thủy điện đua nhau xả lũ
Đợt mưa lũ vừa qua, các thủy điện đua nhau xả lũ
(PLO) - Không phủ nhận hiệu quả mang lại từ thuỷ điện nhưng hệ luỵ của nó gây ra cũng không hề nhỏ. Năm nào cũng vậy, đến mùa mưa lũ, người dân ở dưới công trình thuỷ điện nơm nớp lo sợ vỡ đập, xả lũ…

Kiểm tra 285 hồ chứa thủy điện

Thời gian qua, đối với người dân Tây Nguyên, Bắc và Nam Trung bộ, thủy điện đã thành nỗi ám ảnh lẫn bức xúc cao độ bởi tình trạng mất rừng, biến dạng môi trường sinh thái, mất đất, mất sinh kế thậm chí có người mất mạng. Bên cạnh những giá trị kinh tế do những “anh cả” làng thủy điện Việt như Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La hay Trị An… mang lại, những thủy điện vừa và nhỏ mọc lên như nấm tiềm ẩn nhiều hiểm họa.

Cuối tháng 9/2009, thủy điện A Vương xả lũ sau bão số 9 gây ngập úng diện rộng. Tháng 6/2013, đập dâng thủy điện Ia Krel 2, Gia Lai) đã bị vỡ toác. Tháng 8/2014, Dự án thủy điện Ia Krel 2 lại vỡ đê quai thượng lưu. Tháng 9/2016, người dân hoảng loạn khi thủy điện sông Bung 2 vỡ hầm dẫn dòng. Nhiều ngôi làng thuộc 2 xã La Êê, Zuôih, huyện miền núi Nam Giang, Quảng Nam bị nhấn chìm. 

Đến tháng 10/2017, thủy điện Hố Hô xả lũ ngay mùa mưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hà Tĩnh và Quảng Bình chẳng kém gì trận lũ lịch sử năm 1999. Trong vòng 3 ngày (từ 26-28/7/2018), tại khu vực gần thủy điện Sông Tranh 2, thuộc huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã xảy ra 6 trận động đất liên tiếp. Riêng trong sáng 26/7, hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My xảy ra 4 trận động đất liên tiếp. Trước đó, trong 2 ngày 15 và 17/7/2018, tại huyện Nam Trà My cũng xảy ra 2 trận động đất. Cường độ các trận động đất lớn nhất là 3,9 độ Richter. 

Các dự án thủy điện khi kiểm tra phát hiện hàng loạt lỗi chủ yếu là không có đủ các quy chuẩn cần thiết, không cửa xả đáy đến không đảm bảo công tác giám sát… Ngoài ra, thủy điện Sông Tranh 2 thi công sai với thiết kế phải xử lý thấm. Đập nước sông Bung tính toán tần suất và lưu lượng lũ không chính xác, dẫn đến phương án dẫn dòng bị lệch. Thủy điện Đắk Mi 4 bị xử phạt hành chính do không trình được phương án phòng chống lũ lụt hạ du. Bài toán ổn định đời sống người dân tái định cư thủy điện A Vương sau hơn 10 năm vẫn chưa có lời giải. Thủy điện Đắk Mek 3 khi kiểm tra thân đập toàn đất, cát, đá. Còn thủy điện Hố Hô sai từ chấp hành quy định về tài nguyên nước, vận hành hồ chứa và vì “do nước lũ về quá nhanh nên buộc phải xả”.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đề nghị Bộ Công Thương tổng kiểm tra lại ngay 285 hồ chứa thủy điện trong toàn quốc. Hồ nào không có khả năng an toàn khi tích nước thì kiên quyết không cho tích.

Bài học thủy điện từ Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam là địa phương có nhiều hồ chứa, thuỷ lợi thuỷ điện. Trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có đến 42 thủy điện được phê duyệt. Trong số 10 dự án thủy điện bậc thang thì có 7 công trình đã phát điện, 3 công trình đang xây dựng. Trong 32 thủy điện vừa và nhỏ có 10 công trình đã phát điện, 6 công trình đang xây dựng, 16 dự án chưa triển khai. Vùng hạ du rộng lớn với hơn trăm ngàn dân bị sự tác động của các dự án thủy điện này.

Trước khi tích nước vào cuối năm 2010 tại khu vực Sông Tranh 2 và kế cận không quan sát thấy động đất. Theo PGS, TS. Cao Đình Triều-chủ nhiệm Đề án “Đánh giá tình hình động đất khu vực công trình thủy điện sông Tranh 2 và đề xuất biện pháp giảm nhẹ thiên tai”, những trận động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là do “động đất kích thích” liên quan đến hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Sức nặng túi nước của hồ chứa thủy điện đè lên vỏ trái đất dẫn tới động đất kích thích. 

Động đất kích thích là hoạt động động đất liên quan đến các hoạt động của con người. Nhìn chung, động đất kích thích có độ lớn và cấp chấn động nhỏ và không gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi ứng suất đã được tích lũy đủ lớn trên một diện tích rộng của đứt gãy thì sẽ gây ra động đất mạnh.

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, sau quá trình khảo sát, nghiên cứu, xác định khu vực này có 2 đới đứt gãy địa chất đang hoạt động là Rào Quán - A Lưới và Trà My - Trà Bồng, liên thông với vùng lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2. Đứt gãy Trà My là đứt gãy đang hoạt động và vì vậy khi tích nước hồ chứa thì động đất kích thích xảy ra trong phạm vi hoạt động của đứt gãy này là chủ yếu. Mức độ mạnh của động đất dự báo có thể xảy ra tại trung tâm của lòng hồ là 5,9, còn tại khu vực đập chính và vùng hạ lưu là 6,1. Vì vậy, khả năng xảy ra động đất kích thích tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có thể đạt cấp độ mạnh tối đa 5,5 đến 6,0.

Ông Lê Trí Thanh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thừa nhận, việc phát triển dày đặc các nhà máy thủy điện thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập. Trong quá trình vận hành cho thấy, việc phê duyệt thiết kế, dung tích phòng lũ chưa được tính toán khoa học, kể cả các cơ sở pháp lý cũng chưa đồng bộ, chặt chẽ. Miền Trung địa hình dốc núi cao, muốn ngăn được hồ chứa có dung tích lớn thì phải xây đập cao. Đã vậy, những thiết kế lại không được thẩm định các yếu tố liên quan đến môi trường. Nhiều thủy điện không có cống xả đáy, xả bù cát, hồ chứa không thiết kế dung tích phòng, cắt lũ. Chưa kể các phương án vận hành liên hồ chứa, vận hành các mùa khô hạn, lũ lụt... đều thiếu và phải từng bước xây dựng hoàn thiện sau khi các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, gây tác hại đến môi trường, cộng đồng.

Chính vì vậy đã để lại những hệ quả lâu dài, đến bây giờ vẫn phải khắc phục. Tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần rà soát lại các thủy điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, giảm thủy điện lại, không phát triển thêm. Có ít nhất 7-8 dự án thủy điện bị loại khỏi quy hoạch thời gian qua.

Những hiểm họa thủy điện xuyên biên giới  

Mekong là dòng sông quốc tế quan trọng nhất vùng Đông Nam Á, chảy qua 6 quốc gia từ thượng nguồn xuống, bao gồm: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Những năm gần đây, thủy điện trên dòng chính sông Mekong đua nhau mọc lên. Đến năm 2030, cả vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy điện lớn nhỏ.

Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông Mekong sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3. Trung Quốc, Lào và Campuchia hiện đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp sự phản đối từ phía các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Việc xây dựng và lên kế hoạch xây dựng hàng chục con đập trên dòng Mekong mang lại một số lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây ra vô vàn hệ lụy cho khoảng 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu. Là quốc gia ở cuối nguồn, Việt Nam chịu ảnh hưởng tích lũy của chuỗi các công trình thủy điện trên dòng chính, đặc biệt là tác động nguy hại tới nguồn lợi phù sa và thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong một báo cáo của Ủy ban sông Mekong, nếu cả 3 công trình thủy điện của Lào: Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm 6,2%/tháng, xâm nhập trên sông xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8km. Và với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11 đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10-18 km.

* Thiếu tướng Ngô Quý Đức (Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng):

Từ sự cố vỡ đập thuỷ điện tại Lào và tình hình mưa lũ liên tục trong thời gian qua đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác ứng phó với sự cố vỡ đập thuỷ điện. Các địa phương cần có phương án thật chi tiết, chặt chẽ ở các vùng chịu ảnh hưởng bởi các công trình thuỷ điện, sẵn sàng các phương án ứng phó khi có tình huống xấu, đặc biệt là phương án di dời dân khi thuỷ điện xả lũ. 

Thực tế, việc làm kế hoạch sơ tán nhân dân các cấp chưa được chú ý tới. Việc xây dựng kế hoạch thông báo báo động nguy cơ vỡ đập cho cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân biết để chủ động đi sơ tán,  hàng năm đều có tổ chức, nhưng cần phải tiếp tục mở rộng đến với cả các gia đình ở vùng hạ lưu để người dân biết. Tình huống ứng phó sự cố vỡ đập, đê điều là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục soạn thảo các đề cương để hướng dẫn cho toàn quốc triển khai thực hiện.

* Ông Lê Trí Thanh -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: 

Người dân không nên quá lo lắng, vì ngoài 6 nhà máy thủy điện lớn là Sông Tranh 2, Đắk Mi 4; A Vương, Sông Bung 2, 4, 6 thì các dự án thủy điện bậc thang khác đều ở thượng nguồn. Phần lớn các dự án này không có hồ chứa hoặc dung tích không đáng kể. Nếu có sự cố thì lượng nước cũng quá nhỏ, các thủy điện lớn ở hạ lưu thừa sức hứng, đựng. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tổng rà soát các thuỷ điện trên địa bàn, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Năm 2019 sẽ tổ chức tổng diễn tập di dời dân khẩn cấp với kịch bản xảy ra thảm họa thiên tai.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…