Hết thời “lướt sóng” bất động sản

(PLVN) - Thị trường bất động sản 2 năm trở lại đây bị chững lại do sự sụt giảm về nguồn cung và lượng giao dịch... Rất ít các dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư... chính vì thế “lướt sóng” bất động sản, nhất là chung cư không còn là kênh “hái ra tiền” như trước.
Theo các chuyên gia, đầu tư “lướt sóng” chung cư đã thoái trào
Theo các chuyên gia, đầu tư “lướt sóng” chung cư đã thoái trào

Giảm mạnh nguồn cung 

Anh Nguyễn Thành Minh (ngụ quận 1, TP HCM) - một nhà đầu tư thứ cấp tại TP HCM cho biết, giai đoạn 2013 - 2017 phân khúc chung cư là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư thứ cấp. Giai đoạn này, khách hàng có khi phải xếp hàng bốc thăm đặt cọc để mua căn hộ. Giá trị căn hộ sau đó sẽ tăng lên từng ngày, thanh khoản nhanh. Những người đầu tư “lướt sóng” giai đoạn này không cần bỏ quá nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu lại rất nhanh nên đây là kênh đầu tư “hốt bạc”.

Tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng cuối năm 2017, thị trường có dấu hiệu chững lại thì “lướt sóng” chung cư cũng… hết thời. Anh Minh chia sẻ: “Thời gian đó, nhiều dự án lớn bung hàng và ngân hàng cũng siết chặt tín dụng dần nên khi đầu tư rất khó ra hàng. Bởi lẽ lượng hàng của chủ đầu tư vẫn còn thì dân đầu tư thứ cấp không thể lướt với giá tốt được”. Anh Minh cũng cho biết mình từng phải bán “cắt lỗ” vài căn để tránh bị giam vốn. 

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM thông tin, trong hai năm gần đây, thị trường bất động sản TP HCM bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở. Có nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc bị dừng triển khai. Vì thế, kênh để các nhà đầu tư thứ cấp chuyển từ “lướt sóng” căn hộ chung cư sang đầu tư các loại hình bất động sản khác. 

Theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giao dịch bất động sản thành công ở Hà Nội chủ yếu vẫn là khách hàng có nhu cầu thực, chỉ một số ít trong đó là từ các nhà đầu tư. Đáng chú ý, đầu tư “lướt sóng” kiếm lãi nhanh từ bất động sản giảm mạnh và đầu tư kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ kém hiệu quả hơn so với giai đoạn trước.

Tránh sốt ảo

Sau sự kiện cháy một chung cư lớn ở (quận 7, TP HCM) vào năm 2018, cộng với việc thị trường bất động sản Hà Nội, TP HCM bị chững lại vì nhiều lý do thì các nhà đầu tư chuyển qua đầu tư và “lướt sóng” đất nền ở vùng ven Hà Nội và TP HCM. 

Chị Hồ Thu Nguyệt (ngụ quận 7, TP HCM) từng “lướt sóng” khá thành công nhiều căn chung cư 2 năm gần đây cũng đã chuyển qua đất nền tại Đồng Nai và Long An. Chị Nguyệt cho biết, ban đầu vì không am hiểu thị trường nên chị chọn những môi giới tin tưởng sau đó các môi giới này nắm tình hình và tìm các sản phẩm đầu tư cho chị. Tại những khu vực bất động sản đang có xu hướng “nóng” lên, nếu lướt nhanh thì khoảng 1-2 tháng với 1 lô đất chị lãi từ 100-150 triệu đồng. Với nhiều lô đất tiềm năng, chị Nguyệt cho biết, chị lại để hơn 1 năm số tiền chênh lên hiện đã lên tới 700 triệu đồng và dự tính vẫn còn tăng nữa. 

Nhiều chuyên gia nhận định, đất nền khu vực tỉnh lẻ, giáp ranh TP HCM vẫn là kênh lựa chọn của giới đầu tư. Theo họ, mức độ sinh lời đất nền có mức chênh tốt hơn, chưa kể, đối với việc “lướt sóng”, so với phân khúc khác đất nền dễ “lướt sóng”, phù hợp với đối tượng nhà đầu tư không dày vốn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm thị trường hiện nay không phải là cơ hội cho đầu tư “lướt sóng” mặc dù các nhà đầu tư “lướt sóng” tham gia phần nào thúc đẩy thanh khoản thị trường. 

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM lưu ý, điểm mấu chốt khi đầu tư tỉnh lẻ là nhà đầu tư cần hiểu rõ khu vực dự định đầu tư. Dù diện tích đất đai của các tỉnh rộng lớn nhưng số lượng nhà, đất có tính thanh khoản cao không nhiều. Nhà đầu tư chỉ nên chọn tỉnh ở những địa phương có công nghiệp phát triển mạnh và hạ tầng xã hội tốt thì bất động sản có thanh khoản tốt.

Những tỉnh có nền công nghiệp phát triển, hay đứng đầu về thu hút FDI, có các cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông đồng bộ… Nhà đầu tư cần tránh những khu vực có tình trạng cò, môi giới tạo sốt ảo hoặc khu vực có tính thanh khoản không cao, nếu đầu tư vào khu vực không phù hợp thì rất khó bán lại dù là bán lỗ.

Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.
Mẫu sổ hồng mới. (Ảnh minh họa).

Từ ngày 01/8/2024 chính thức có mẫu “sổ hồng, sổ đỏ” mới

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, mẫu sổ đỏ/ sổ hồng mới từ ngày 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo mẫu tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Phối cảnh Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên.

Hải Phòng công khai giá nhà ở xã hội

(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Thông báo số 335 ngày 26/7/2024 về Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp nghe báo cáo thủ tục của người dân mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP, Sở Xây dựng Hải Phòng đã thông tin về các Dự án NƠXH, trình tự thủ tục và đối tượng, điều kiện mua NƠXH.
UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

(PLVN) - UBND huyện Bảo Lâm thông tin, vừa qua, dư luận phản ánh về việc UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 29/12/2021 ban hành Thông báo 315/TB-UBND, trong đó tạm dừng tác động đầu tư, xây dựng, thi công công trình trên đất..., với 15 hộ tách thửa sai quy định và một số khu vực khác tại thôn 5, 6 (xã Lộc Quảng) để rà soát thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

(PLVN) - Luật Đất đai 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật kinh doanh Bất động sản 2023 đã được Quốc hội thông qua và sẽ đồng loạt có hiệu lực vào ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, mới đây Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị và trình Quốc hội đưa 3 đạo luật trên sớm có hiệu lực, bắt đầu từ hôm nay 1/8/2024.