Hà Nội tăng cường điều trị tại nhà, giảm ca nặng, tử vong

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã nhiều ngày liên tiếp Hà Nội ghi nhận trên 2.700 số ca mắc COVID-19. Hiện Hà Nội chuyển từ truy vết sang tăng cường theo dõi và điều trị tại nhà, giảm ca nặng, tử vong.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên địa bàn, bà Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) cho biết, các giải pháp chống dịch của thành phố tiếp tục là tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc kịp thời và quản lý chặt F0 tại nhà, hạn chế tối đa chuyển tầng. Đặc biệt, Hà Nội không thiếu thuốc điều trị COVID-19 và sắp tới TP sẽ được bổ sung thêm 200.000 liều Molnupiravir; các quận, huyện phải nhanh chóng phân bổ thuốc cho các F0 điều trị tại nhà, không để bệnh nhân chuyển tầng...

Bà Trần Thị Nhị Hà cũng cho biết, dù F0 điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ lớn nhưng công tác quản lý vẫn đang được triển khai tích cực. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương triển khai tiêm vaccine tại nhà để hỗ trợ người cao tuổi, người có bệnh nền. Đoàn thanh niên vận động xã hội hóa hỗ trợ hàng trăm bình ôxy cho công tác điều trị F0 tại nhà. Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Hà Nội cũng đã triển khai cấp phát các loại thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 và lượng thuốc này được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị các quận, huyện, phường, xã duy trì sẵn sàng ở mức cao nhất với phương châm “4 tại chỗ”, tránh để tình trạng trông chờ cấp trên đối với những việc thuộc thẩm quyền của mình, bao gồm cả việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, túi thuốc A - B... Nâng cao năng lực, quản lý, điều hành công tác phòng, chống dịch, rà soát lại quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm điều hành thông suốt xuống tận phường, xã, thị trấn. Đây là vấn đề mấu chốt để tránh xảy ra tình trạng lúng túng trong việc hỗ trợ, phục vụ người dân. Từng đơn vị, địa bàn tiếp tục chủ động nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, chủ động phối hợp với các BV T.Ư, bộ, ngành…

Phó Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các quận, huyện chủ động phối hợp bảo đảm phân luồng, phân tầng hợp lý để người dân yên tâm, tập trung điều trị các bệnh nhân ở tầng 1. Hạn chế tối đa số bệnh nhân phải chuyển lên tầng trên, điều trị tích cực đối với bệnh nhân tầng 2, tầng 3 để hạn chế thấp nhất số ca tử vong.

“Đặc biệt, các quận, huyện chỉ đạo tăng cường hỗ trợ người dân, nhất là các ca nhiễm COVID-19, không để người dân không được quan tâm kịp thời, không có thông tin. Thông tin cho người dân phải hết sức cụ thể dễ tiếp cận, tránh để người dân hoang mang. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm vaccine, vận động người chưa tiêm tham gia tiêm đầy đủ, làm tốt biện pháp này sẽ hạn chế người mắc và chuyển nặng”, Phó Chủ tịch UBND TP nêu rõ.

Về giảm tử vong, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, mấu chốt là phân tầng đúng người bệnh để chuyển tuyến điều trị kịp thời. Sở Y tế đã đã điều chỉnh cách phân tầng F0 lần thứ 6, chia ra quản lý theo mức độ nguy cơ của F0 thay vì dựa vào yếu tố nguy cơ tăng nặng như trước. Các kế hoạch chống dịch khác tiếp tục bám sát kịch bản đáp ứng 100.000 ca nhiễm ban hành hồi cuối tháng 11/2021, trong đó chuẩn bị 8.000 giường bệnh điều trị F0; phương án chuẩn bị oxy y tế hồi tháng 8/2021…

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.