Giật mình với kết quả thí điểm tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Người dân được tư vấn tầm soát ung thư tại Trung tâm
Người dân được tư vấn tầm soát ung thư tại Trung tâm
(PLO) -Sau khoảng 7 tháng triển khai tầm soát ung thư đường tiêu hóa, với kết quả gần 6% bị dương tính, báo động một con số giật mình về căn bệnh ung thư đường tiêu hóa. 

Hài lòng với chất lượng phục vụ

Tính đến nay, sau 1 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đã ghi nhận được những hiệu quả tích cực. Số lượng người dân đến khám tại trung tâm khá đông. Hầu hết người dân đều hài lòng với thái độ phục vụ cũng như chất lượng khám chữa bệnh ở trung tâm. Họ vui vẻ khi người bảo vệ mở cửa tiếp đón, khi nhân viên bệnh viện tận tình chào hỏi, hướng dẫn ngay từ khi họ bước vào. Đồng thời, nơi chờ khám cho bệnh nhân và người nhà cũng được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho người bệnh.

Trong năm đầu hoạt động, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đã khám chữa bệnh cho hơn 19.000 lượt bệnh nhân nội và ngoại trú với các mặt bệnh ung thư đường tiêu hóa, các bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp…; thực hiện 1.402 ca phẫu thuật với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, các chuyên gia đầu ngành ngoại khoa. Trung tâm đã tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật mới như: Phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu cắt đại - trực tràng trong điều trị ung thư, kỹ thuật điều trị rò hậu môn bằng phương pháp nội soi lỗ rò, kỹ thuật phẫu thuật nội soi qua đường tự nhiên không để lại sẹo...

ThS. BS Trần Thị Nhị Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đã phối hợp với các trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường xét nghiệm tầm soát sớm ung thư đại trực tràng cho người dân. Nhân viên y tế xã, phường sẽ phát test, hướng dẫn người làm xét nghiệm tự lấy mẫu phân tại nhà, sau đó chuyển mẫu đến trạm y tế xã, phường và tiếp tục được chuyển đến Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa - Bệnh viện Xanh Pôn làm xét nghiệm sàng lọc. Kết quả sẽ được thông báo lại cho mỗi cá nhân cùng với các thông tin tư vấn. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định tư vấn làm xét nghiệm chuyên sâu.

Được biết, ung thư trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc tương đối cao, nhưng lại là căn bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện sớm. Hơn nữa, toàn bộ mẫu lấy trong dân được đem về Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội (Bệnh viện Xanh Pôn) để làm xét nghiệm nên độ chính xác cao, giúp người dân kịp thời nắm bắt bệnh tình để điều trị. Đây được coi như một cách đầu tư vào y tế dự phòng để giảm chi phí điều trị của người dân, nên các địa bàn thí điểm đều được người dân hưởng ứng tích cực.

Thời gian gần đây, người dân sống tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, phường Nguyễn Trung Trực và phường Điện Biên, quận Ba Đình,… bàn tán rôm rả về chuyện được lấy mẫu phân làm xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư trực tràng miễn phí. Khắp đường làng, ngõ xóm, bà con gặp nhau ai nấy đều hỏi “đã lấy mẫu chưa”, hay “kết quả thế nào”… Mỗi hộ gia đình đều được tổ trưởng tổ dân phố đến tận nhà phát mẫu, hướng dẫn và thu mẫu. 

Bà Nguyễn Xuân Miên phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm cho biết: “Chúng tôi được tư vấn kỹ để hiểu được lợi ích của việc tầm soát ung thư. Có dịch vụ xét nghiệm này, người dân chúng tôi phấn khởi lắm, thường động viên nhau chủ động lấy mẫu để gửi xét nghiệm. Nhờ đó nhiều người dân trong phường đã nắm được tình trạng bệnh của mình để nếu có bệnh còn phát hiện sớm và chữa trị”.

Gần 6% bị dương tính

Sau hơn 7 tháng triển khai, đến nay đã có 107.436 người dân thực hiện xét nghiệm sàng lọc phát hiện ung thư đường tiêu hóa miễn phí và đã phát hiện 6.010 mẫu dương tính chiếm 5,56%. Cho đến thời điểm này đã có 104 xã, phường thuộc 8 quận, huyện thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ung thư đường tiêu hóa cho người dân từ 40 tuổi trở lên. Đã có 107.436 người dân thực hiện xét nghiệm sàng lọc phát hiện ung thư đường tiêu hóa miễn phí tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, trong đó huyện Sóc Sơn có 41.192 mẫu, Thanh Trì 12.833 mẫu, quận Long Biên 11.403 mẫu, Đống Đa 5832 mẫu...

Qua xét nghiệm, phát hiện 6.010 mẫu dương tính, chiếm 5,56%. Trong số những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, đã có 275 bệnh nhân được nội soi tiêu hóa và tư vấn sau xét nghiệm ngay tại trung tâm, 71 bệnh nhân được làm thủ thuật cắt polyp đại tràng và 12 bệnh nhân được phẫu thuật.

Trung tâm Kỹ thuật vào và Tiêu hóa Hà Nội cũng đã thống kê được trên 70% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính đã chủ động đi nội soi và điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội theo tuyến bảo hiểm y tế, đã được phát hiện sớm và điều trị kịp thời (polyp và ung thư).

Ngoài ra, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đã triển khai ngày nội soi đường tiêu hóa miễn phí cho các bệnh nhân có xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm dương tính. Chương trình này sẽ được thực hiện định kỳ cho các trường hợp có test dương tính nhưng không có điều kiện kinh tế, không có thẻ bảo hiểm y tế cũng như điều kiện đến các bệnh viện để điều trị,… Cụ thể đã tiến hành nội soi tầm soát cho 84 ca, trên 80% có vấn đề bệnh lý đường tiêu hóa, trên 40% có polyp hay khối u. Trong đó, 2 ca có khối u ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nhờ đó có thể mổ nội soi xâm lấn tối thiểu đạt hiệu quả cao, 1 ca có thể mổ cắt qua đường tự nhiên qua hậu môn không để lại sẹo. 5 ca có polyp lớn nguy cơ cao có thể cắt qua nội soi phòng ngừa tiến triển thành ung thư.

Chương trình tầm soát ung thư sớm được thực hiện tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội là mô hình y tế chuyên sâu kết hợp với phòng bệnh được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam. Người dân sẽ được sàng lọc (phòng bệnh) phát hiện sớm bệnh thông qua xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm, được tiếp cận chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời tại Trung tâm cũng như được hưởng các dịch vụ y tế chuyên sâu, tiên tiến nhất được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới. Dự kiến Trung tâm sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm cho gần 2 triệu người dân Thủ đô có độ tuổi từ 40 trở lên.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...