Giải tỏa ách tắc trong tiêu thụ, xuất khẩu để tăng giá lúa

Việc tổ chức thu mua, vận chuyển lúa thời gian qua tại Đồng bằng sông Cửu Long hết sức khó khăn. (Ảnh: TL)
Việc tổ chức thu mua, vận chuyển lúa thời gian qua tại Đồng bằng sông Cửu Long hết sức khó khăn. (Ảnh: TL)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tân Cảng Sài Gòn ngưng nhận giao gạo xuất khẩu từ tháng 7/2021, Cảng Cái Lái ùn tắc tàu hàng không vào được, các tàu hàng quay về Cảng Cần Thơ và Cảng Vĩnh Thới cũng gặp cảnh ùn ứ…

Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), không nhất thiết phải mua gạo trữ quốc gia, mà chỉ cần gỡ khâu lưu thông để bán, xuất được gạo thì doanh nghiệp (DN) sẽ tự tăng cường mua gạo trở lại để đẩy giá lúa lên.

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của Bộ NN&PTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL cuối tuần qua, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, sản lượng thu mua lúa hè thu sụt giảm 20-30% trong khi nhiều DN không đủ khả năng thực hiện “3 tại chỗ”, nhiều nhà máy sấy lúa, nhà máy xay, ghe… không hoạt động được do yêu cầu phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 nhiều thương lái lo đi vào vùng dịch về phải cách ly.

“Hiện tại giá lúa gạo và các hàng nông sản khác giảm sâu, không phải do cung cầu mà là do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng”- Đại diện Cục Trồng trọt khẳng định.

Có một thực tế được lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương xác nhận là khách hàng quốc tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam, nhưng các DN không giao hàng được. “Tín hiệu tốt là thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, một số địa phương đã làm chặt quá khiến thương lái không thu mua được, ảnh hưởng đến giá lúa. “Do vậy các địa phương phải có phương án tạo điều kiện lưu thông an toàn, không thể đóng tất cả được” - Thứ trưởng đề nghị,

Trong khi đó, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, giữa các địa phương cần thống nhất việc kiểm soát phương tiện đi mua lúa, tạo điều kiện cho thương lái đi thu mua. “Hiện, cảng Cát Lái bị phong tỏa, nhiều tàu phải nằm chờ ở bên ngoài đợi vào lấy gạo, phải có phương án cho tàu vào lấy gạo thì DN mới tháo gỡ được gạo trong kho, sau đó mới đi mua tiếp cho nông dân” - ông Thư đề nghị.

Cũng theo lãnh đạo tỉnh An Giang, Tân Cảng là cảng container chính đã ngưng nhận giao gạo xuất khẩu (XK) từ tháng 7/2021 và chưa rõ khi nào có thể tiếp tục thì lượng container ứ đọng tại cảng Cát Lái lớn do chỉ còn 50% nhân sự làm việc.

Để giảm tải cho cảng Cát Lái, các tàu vận tải, trong đó có các tàu vào thu mua gạo đang đổ dồn về Cảng Cần Thơ và Cảng Vĩnh Thới (An Giang), nhưng cũng rất ách tắc trong việc đi vào nội địa do quy trình kiểm soát dịch COVID-19.

“Vì vậy, phải có cơ chế tháo gỡ để các tàu vận tải vào thu mua, vận chuyển được lúa thì mới giải tỏa được tình trạng ách tắc trong tiêu thụ, vận chuyển hiện nay”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị.

Có nên mua gạo dự trữ quốc gia?

Tại Hội nghị, đại diện UBND tỉnh An Giang cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương có kiến nghị với Chính phủ yêu cầu Tổng cục Dự trữ quốc gia thu mua 100.000 tấn gạo theo chương trình dự trữ quốc gia thì sẽ kích cầu được thị trường lúa gạo.

Không đồng tình với đề xuất này, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA cho rằng vấn đề hiện nay là ùn ứ trong lưu thông, vận chuyển. Hiện 90% lúa gạo là vận chuyển XK bằng đường thủy, trong khi việc lưu thông hết sức khó khăn do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương.

“Do ùn ứ trong lưu thông, vận chuyển nên các DN lớn khả năng xuất hàng hiện cũng chỉ đang duy trì được khoảng 50% so với bình thường. Nguyên nhân chính vẫn là không có lao động để duy trì hoạt động. Hoạt động vận tải cả tháng nay hết sức khó khăn, hàng không thể bốc lên tàu để XK được. Trong khi đó, giá cước vận tải đang rất cao, nhất là xuất sang thị trường Châu Phi...” - ông Nam cho hay.

Đại diện VFA lo ngại, nếu tình hình này kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín DN, nguy cơ mất khách hàng. “Hiện nay điểm nghẽn nhất đang nằm ở chỗ lưu thông, không xuất được hàng nên tồn kho, DN không thể thu mua thêm lúa gạo được. Vì thế không nhất thiết phải mua tạm trữ quốc gia, mà chỉ cần gỡ khâu lưu thông để bán, xuất được gạo thì DN sẽ tự tăng cường mua gạo trở lại để đẩy giá lúa lên”, ông Đỗ Hà Nam nêu quan điểm.

Sẵn sàng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, hiện nay, vấn đề vốn không phải là nguyên nhân cốt lõi gây khó khăn cho hoạt động thu mua, XK gạo, mà vấn đề đang nằm ở khâu ách tắc thông thương, gây tồn kho của DN. Ông Tú khẳng định hiện nguồn vốn của các ngân hàng thương mại đang rất dồi dào. Nếu DN lúa gạo có nhu cầu, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn đồng tình và cam kết đảm bảo vốn vay cho DN thu mua lúa gạo tạm trữ theo cơ chế cho phép lấy lúa gạo thu mua chính là tài sản thế chấp.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.