Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống: Phát huy quyền làm chủ, vai trò giám sát của nhân dân một cách thực chất, hiệu quả

Giám sát thi công đường nông thôn.
Giám sát thi công đường nông thôn.
(PLVN) - Ở đâu có quyền lực và trách nhiệm thì quyền lực và trách nhiệm đó phải được nhân dân kiểm tra, giám sát; không để bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nhưng giám sát phải trọng tâm, trọng điểm, làm đến nơi, đến chốn, truy đến cùng sự việc.

Không để tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài sự giám sát

Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội XIII đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học đầu tiên là về Đảng, bài học thứ hai là về dân. Đại hội xác định: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Đại hội XIII nhấn mạnh đến vai trò giám sát của nhân dân. Theo đó, Đại hội xác định: “Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”. Đồng thời, văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ: “Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Theo Người, cơ chế kiểm soát quyền lực đối với bộ máy nhà nước chính là kiểm soát, giám sát cán bộ, do đó, công việc này rất quan trọng, bởi “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.

Theo PGS.TS Lê Kim Việt (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), dựa vào dân để xây dựng Đảng, Nhà nước là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Thực tế những năm qua, Đảng ta đã dựa vào nhân dân, động viên nhân dân tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền; qua đó Đảng, Nhà nước đã phát hiện và xử lý kỷ luật hàng vạn cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền do tiêu cực, tham nhũng.

“Kiểm tra, giám sát trách nhiệm và đạo đức công vụ, tác phong, lề lối làm việc, thái độ ứng xử của công chức đối với nhân dân nhằm khắc phục bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vô trách nhiệm, lợi dụng quyền lực để sách nhiễu, ăn bớt tiền bạc của nhân dân…, từ đó làm trong sạch bộ máy nhà nước, để mỗi công chức, viên chức thực sự là công bộc của nhân dân”- PGS.TS Lê Kim Việt khẳng định. Ông cũng cho biết, quyền lực Nhà nước là quyền lực của nhân dân giao cho; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước và cán bộ, công chức là phải sử dụng quyền lực đó để phục nhân dân. Vì vậy, ở đâu có quyền lực và trách nhiệm thì quyền lực và trách nhiệm đó phải được nhân dân kiểm tra, giám sát chặt chẽ; không để bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Phải đổi mới giám sát

Cùng với vai trò quan trọng của nhân dân, những đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri và nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp) cũng phải phát huy vai trò giám sát của mình để hoàn thành trọng trách trước Đảng, trước dân. Phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí đang thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội (QH) khóa XV (ngày 22/7), Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: Đặt chân vào nghị trường là vinh dự rất lớn, nhưng có hoàn thành được trọng trách của mình hay không là một việc lớn hơn.

Chủ tịch QH cũng nêu rõ, phải coi đổi mới giám sát tối cao của QH như là một khâu then chốt, trọng tâm để nâng cao chất lượng hoạt động của QH; phải lựa chọn trúng và đúng những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề thực tiễn đặt ra, có liên quan tới quốc kế, dân sinh. Tinh thần giám sát là có trọng tâm, trọng điểm, làm đến nơi, đến chốn, truy đến cùng sự việc; đồng thời phải coi trọng giám sát việc thực hiện các kiến nghị của giám sát.

Cũng tại Kỳ họp thứ nhất QH khóa XV, thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của QH năm 2022, nhiều đại biểu QH cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát tối cao của QH vẫn còn có những hạn chế, nhất là công tác “hậu giám sát”. Bởi vậy, các đại biểu đề nghị cần có quy trình hậu giám sát để xem những kiến nghị, đề xuất của đoàn giám sát đã được các địa phương, đơn vị, bộ ngành thực hiện đến đâu, kết quả ra sao.

Để đảm bảo thực chất và hiệu quả vai trò giám sát của nhân dân, theo PGS.TS Lê Kim Việt, cần đề cao trách nhiệm và tinh thần nêu gương của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quy định liên quan đến trách nhiệm giải trình, tiếp công dân; trong quản lý, kiểm tra, giám sát quyền lực của cấp dưới, trong tự phê bình và phê bình trước nhân dân.

Cùng với đó, phải nêu cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện quyền dân chủ đại diện của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể phải có trách nhiệm tiếp nhận, phản ánh đầy đủ, kịp thời những ý kiến của nhân dân, nhất là việc phản ánh, tố giác những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các vụ việc theo sự tố giác của nhân dân. Nguyên tắc là, mọi ý kiến chất vấn, thắc mắc của người dân phải được cơ quan có trách nhiệm tiếp thu, được tôn trọng, được giải đáp rõ ràng. Phải trả lời công khai, minh bạch trước nhân dân về kết quả giải quyết vụ việc.

Trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải xây dựng các quy định, quy chế đồng bộ, hiệu quả, công khai và minh bạch để mọi người dân có thể tiếp cận và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát đối với cơ quan nhà nước và đối với cán bộ, công chức.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.