Dự thảo nghị định hoạt động dược can thiệp vào nội bộ của tổ chức?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Góp ý với Bộ Y tế về Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định can thiệp vào nội bộ cơ quan, tổ chức hoặc không phù hợp với quy định của Luật Dược.

Điểm a khoản 2 Điều 4 Dự thảo quy định: “Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt dân sự làm người phụ trách công tác dược lâm sàng và một số người làm công tác dược lâm sàng trên cơ sở đề xuất của Trưởng khoa Dược”. Theo cộng đồng DN, đây là quy định không cần thiết, can thiệp vào việc tổ chức nội bộ của tổ chức, cần phải được xem xét bãi bỏ.

Điều kiện đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định tại Điều 21 Luật Dược.

Theo đó, người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật Dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh.

Còn người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật Dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại bệnh viện, viện có giường bệnh có hoạt động y học cổ truyền.

Trong khi đó, Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải là người làm công tác dược lâm sàng đáp ứng quy định tại Điều 21 Luật Dược số 105/2016/QH13 và được cấp Chứng chỉ hành nghề dược”.

Bộ Y tế lý giải, đây là quy định yêu cầu người phụ trách công tác dược lâm sàng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Luật Dược và phải có thời gian, nội dung thực hành chuyên môn tại các cơ sở có liên quan đến công tác sử dụng thuốc.

Điều kiện của người làm công tác dược lâm sàng được quy định theo hướng ngoài bằng tốt nghiệp cử nhân/đại học ngành dược, cần có văn bằng, chứng chỉ đào tạo về dược lâm sàng để bảo đảm hoạt động tư vấn, sử dụng thuốc của người làm công tác dược lâm sàng.

Theo VCCI, quy định của dự thảo yêu cầu người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp Chứng chỉ hành nghề dược là chưa phù hợp với Điều 21 Luật Dược. Vì thế, đại diện cộng đồng DN đề nghị Ban soạn thảo bỏ yêu cầu này.

Về điều kiện đối với người làm công tác dược lâm sàng, Điều 7 Dự thảo quy định về một trong các điều kiện  người làm công tác dược lâm sàng phải đáp ứng một trong các điều kiện: “Được đào tạo liên tục và có Chứng chỉ đào tạo dược lâm sàng”.

VCCI cho biết, theo phản ánh của một số DN thì điều kiện này chưa phù hợp với thực tế. Bởi vì, hiện tại các trường đại học y, dược có tổ chức đào tạo liên tục về các chuyên đề cụ thể của dược lâm sàng và chứng chỉ được ghi tên về các chuyên đề đã đào tạo.

Một số sở y tế ở địa phương cũng có chương trình đào tạo liên tục cho các dược sĩ đang làm việc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về dược lâm sàng. Tất cả các hoạt động đào tạo trên thì chứng chỉ được cấp đều không ghi là “Chứng chỉ đào tạo dược lâm sàng”. Vì vậy, để đảm bảo quy định có tính khả thi, VCCI đề nghị điều chỉnh lại quy định này để phù hợp với thực tế. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các buổi livestream của streamer ViruSs thu hút hàng triệu lượt xem. (Ảnh: Gia Hải)

Từ “Drama tình ái của nam streamer”: Đừng để "truyền thông bẩn" dẫn dắt

(PLVN) - Truyền thông “bẩn” , nội dung xàm xí hay vô bổ…dưới một cách thức nào đó được nhiều người quan tâm, theo dõi… rồi bị lên án, phanh phui. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều quên rằng, nội dung, thông tin và có được tiếp nhận, lan truyền hay không phụ thuộc vào chính khán giả, đọc giả và những “mắt xem” mà chẳng có bất kỳ sự ép buộc nào cả. Vậy, khi trách, khi lên án, phải chăng, chúng ra đã quên mất người xem?

Đọc thêm

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?