Du lịch bền vững ở Việt Nam đang gặp rào cản gì?

Xu hướng du lịch hiện nay là chú trọng sự bền vững. (Ảnh: Bộ VH,TT&DL)
Xu hướng du lịch hiện nay là chú trọng sự bền vững. (Ảnh: Bộ VH,TT&DL)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của Booking.com khảo sát hàng ngàn du khách trên thế giới cho thấy, 75% du khách Việt cảm thấy được khích lệ để sống xanh mỗi ngày sau khi chứng kiến các hoạt động du lịch bền vững trong chuyến đi của mình. Nhưng có một nghịch lý là vẫn tồn tại nhiều rào cản khiến họ không thể thực hiện điều này.

Du lịch bền vững cần sự nhất quán...

Tại Việt Nam, nhu cầu du lịch của du khách Việt đã mở rộng từ các hoạt động thân thiện với môi trường như đi bộ và đạp xe, đến những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên hay tìm hiểu văn hóa. Dù vậy, Booking.com cũng chỉ ra nhiều rào cản tồn tại đối với du lịch bền vững tại Việt Nam.

Rào cản đầu tiên là cảm giác mệt mỏi của du khách khi đưa ra lựa chọn du lịch bền vững. Cụ thể, nhiều du khách Việt cảm thấy du lịch bền vững là quan trọng, nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu của họ khi lên kế hoạch hoặc đặt trước chuyến đi. Ngoài ra, phần đông vẫn tin rằng những tổn thất môi trường đã xảy ra là không thể khắc phục, và rằng những lựa chọn du lịch cá nhân của họ không thể tạo nên sự khác biệt.

Tiếp theo là rào cản về thiếu vắng biện pháp thiết thực và nhất quán khi áp dụng du lịch bền vững ở các điểm du lịch. Sự thiếu nhất quán trong các tiêu chuẩn chứng nhận, cách truyền đạt thông tin khiến nhiều du khách cảm thấy những nỗ lực cá nhân của họ trở nên “vô ích”. Bên cạnh đó, nỗ lực thúc đẩy du lịch bền vững của các công ty du lịch và cơ sở lưu trú vẫn còn manh mún tại các địa phương do nhiều lý do như chi phí, hạn chế về nhận thức, nguồn lực,…

Ông Varun Grover, Giám đốc Quốc gia của Booking.com tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, nhận thức và cam kết về du lịch bền vững của du khách Việt đang ngày một tăng. Trước đây, “bền vững” và “phong cách” là hai khái niệm hiếm khi đi đôi với nhau. Du lịch bền vững thường gắn với hình ảnh các khu cắm trại cơ bản và đơn giản. Đến năm 2024, đã có sự kết hợp giữa thiết kế phong cách và tinh thần trách nhiệm, cho du khách cơ hội lựa chọn một lối sống vừa có ý thức, trách nhiệm mà vẫn hiện đại, phong cách. Du khách có xu hướng tìm kiếm những cơ sở lưu trú với kiến trúc đẹp mang nhiều tính năng thân thiện với môi trường.

Và cần cả sự đa dạng

Mô hình du lịch tái tạo trong thời gian gần đây cũng nổi lên là một xu hướng đáng chú ý của du lịch có trách nhiệm và bền vững. Điểm đặc biệt của cách tiếp cận này là không chỉ bảo tồn, phục hồi mà còn giúp nâng cao giá trị điểm đến, qua đó nhấn mạnh rằng những hành động có ý thức sẽ mang lại lợi ích cho cả môi trường và cộng đồng địa phương.

Thời báo Úc The Sydney Morning Herald đã từng có bài viết nhấn mạnh về tầm quan trọng của du lịch tái tạo để bảo vệ môi trường, trong đó đánh giá Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho du lịch tái tạo. Cụ thể, những chuyến du lịch trekking (đi bộ đường dài) tại Việt Nam nhằm giảm phát thải carbon được ưu tiên đề xuất. Một trong những điểm trekking tuyệt vời nhất khi đến với Việt Nam chính là chuyến đi đến Cao Bằng và khám phá Công viên địa chất Non nước Cao Bằng.

Du lịch bền vững nhằm mục đích không gây hại cho các điểm đến là trọng tâm của những du khách có ý thức bảo vệ môi trường trong những năm qua. Trong xu hướng đó thì du lịch tái tạo tập trung vào những trải nghiệm giúp nâng cao đời sống cộng đồng địa phương, bảo tồn động vật hoang dã và hệ sinh thái, đồng thời loại bỏ được nhiều carbon ra khỏi khí quyển hơn mức đưa vào.

Du lịch tái tạo cũng là hình thức du lịch mà du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp vừa có thể làm tình nguyện viên với các tổ chức về bảo vệ môi trường. Ví dụ, Tổ chức Surf Rider Foundation (Hoa Kỳ) có các chi nhánh trên khắp Hoa Kỳ và du khách có thể tham gia vào du lịch tái tạo bằng cách tình nguyện tham gia dọn dẹp bờ biển. Tại Việt Nam, du lịch tái tạo đang dần trở thành một phong trào xã hội và môi trường. Tiêu biểu là tổ chức Du lịch tái tạo, gồm các khách sạn cùng chung mục tiêu, hướng tới những tác động tích cực đến môi trường. Hoạt động của tổ chức này nhằm khẳng định “tái tạo đang vượt ra ngoài tính bền vững để tạo ra những tác động tích cực”.

Du khách Việt đang ngày càng quan tâm đến hoạt động du lịch góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và môi trường địa phương. Dù vậy, du lịch bền vững hay du lịch có trách nhiệm mới chỉ là ưu tiên của một bộ phận người làm nghề và du khách trong bức tranh chung của toàn ngành Du lịch Việt Nam. Trong đó, nhiều xu hướng rộ lên chỉ dừng ở việc kêu gọi thực hiện trong một thời gian ngắn rồi lại “chìm nghỉm”. Để “níu chân” được du khách và tạo động lực cho người làm nghề, du lịch bền vững không những cần sự nhất quán mà còn phải đa dạng, liên tục đổi mới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ninh: Không bỏ lỡ cơ hội vàng hút khách du lịch

Dự kiến năm 2025 sẽ có khoảng 60 chuyến tàu biển từ nhiều quốc gia đến Quảng Ninh. (Ảnh: quangninh.gov.vn)
(PLVN) -  Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đón 19 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng. Quyết không bỏ lỡ cơ hội vàng để tiếp tục thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, năm 2025 với hàng trăm sự kiện, chương trình văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Ninh phấn đấu cán mốc 20 triệu lượt khách.

Liên hoan du lịch Đồ Sơn 2025 diễn ra từ ngày 27/4 - 4/5

Quận Đồ Sơn phấn đấu thu hút khách du lịch 5 triệu lượt khách năm 2025.
(PLVN) - Liên hoan du lịch “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa” được tổ chức hàng năm với mục đích tôn vinh, tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch của quận Đồ Sơn nói riêng và TP Hải Phòng nói chung đến đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Du lịch biển sôi động chào hè 2025

Cuối tháng 4, du lịch biển đang bắt đầu “khai mạc” chuẩn bị cho mùa du lịch hè sôi động. (Ảnh minh họa: mia.vn)
(PLVN) - Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến giữa tháng 4 nhiệt độ mới bắt đầu ấm lên, thuận lợi cho những bãi biển “khởi động” mùa du lịch hè trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới.

Du lịch Vũng Tàu hướng tới mô hình “xanh - sạch - không phát thải”

Du lịch là ngành kinh tế chủ lực của Vũng Tàu.
(PLVN) - Nắm bắt xu hướng du lịch toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng xanh - bền vững - công nghệ cao, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chủ động xác định tầm nhìn, tập trung đầu tư đồng bộ và bài bản để nâng cao chất lượng hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ du lịch. Từ đó, khẳng định vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện, hiện đại bậc nhất khu vực phía Nam.

Yên Bái: Tổ chức lễ hội trà Shan tuyết dịp 30/4

Yên Bái: Tổ chức lễ hội trà Shan tuyết dịp 30/4
(PLVN) - Lễ hội trà Shan tuyết dự kiến được tổ chức tại xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn.

Ngô đồng khoe sắc dưới nắng hè Cố đô

Sắc hồng dịu dàng của hoa ngô đồng nổi bật giữa nền trời xanh thẳm của Cố đô.

(PLVN) - Vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, những cây ngô đồng ở khắp Cố đô Huế thi nhau bung nở, từ chốn Kinh thành đến công viên Tứ Tượng, sân Nghinh Lương Đình... khiến nhiều du khách say mê.

Côn Đảo – từ 'địa ngục trần gian' đến thiên đường du lịch

Côn Đảo – từ 'địa ngục trần gian' đến thiên đường du lịch
(PLVN) - Giữa muôn trùng sóng nước Biển Đông, quần đảo Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện lên như một chứng nhân lịch sử hào hùng và bi tráng. Nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” đã giam cầm và tra tấn hàng vạn người yêu nước, nay khoác lên mình diện mạo mới: một thiên đường du lịch sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Một hành trình hồi sinh kỳ diệu, nhưng vẫn gìn giữ vẹn nguyên những giá trị cội nguồn.

"Vận động viên đặc biệt" của Giải leo núi "Bước chân trên mây" mặc áo dài Việt Nam chinh phục đỉnh Tà Xùa

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái chụp ảnh cùng Giám đốc công ty Hưng Việt, vận động viên, các vị khách mời trong Giải leo núi bước chân trên mây chinh phục đỉnh Tà Xùa.
(PLVN) -  Trên độ cao hơn 2.865m, giữa biển mây trời Tà Xùa, hình ảnh một người phụ nữ trong tà áo dài Việt Nam thướt tha khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Chủ nhân của tà áo dài đặc biệt này là bà Vũ Thị Mai Oanh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái. Bà là Khách mời, tham gia cùng 100 nhà báo  chinh phục đỉnh Tà Xùa trong Giải leo núi “Bước chân trên mây” năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nguy cơ 'rơi bẫy' AI lừa đảo trong du lịch

Ngành Du lịch đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ những kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ AI. (Ảnh minh họa: Thu Hằng)
(PLVN) - Các ứng dụng công nghệ từ lâu đã được ngành du lịch áp dụng rộng rãi để kết nối hành khách với các điểm đến, công ty du lịch - lữ hành. Bên cạnh tiện ích, vẫn còn đó kẻ xấu sử dụng công nghệ để lừa đảo du khách. Hiện tại, với sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các phi vụ lừa đảo ngày càng tinh vi hơn.

Xuôi theo dòng chảy đại dương

Khi bơi, lặn ở biển cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mùa hè sắp đến, giữa cái nóng oi bức, ánh mặt trời gay gắt còn gì tuyệt vời hơn khi được ngâm mình dưới dòng nước biển mát lạnh. Hiện nay, có rất nhiều bộ môn như lặn tự do (freedive), bơi open water (bơi ngoài trời), lặn bình khí (lặn scuba), chèo sub, kayak... đang được nhiều người yêu các môn thể thao dưới nước lựa chọn.

Du lịch ‘sống chậm’ tại ‘ốc đảo’ Hồng Lam

Đi đò sang "ốc đảo" Hồng Lam là trải nghiệm được nhiều bạn trẻ yêu thích.
(PLVN) - Hồng Lam – “làng đảo” từng có lúc trâu, bò nhiều hơn người, vùng đất “nội bất xuất, ngoại bất nhập” nếu đò dừng chạy. Có lẽ ít ai ngờ có ngày nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn với những tour trải nghiệm “sống chậm” độc đáo.

Khám phá du lịch số - lan tỏa tình yêu đất nước

Điểm check-in “Yêu lắm Việt Nam” tại Thành Nhà Hồ. (Ảnh: N.D)
(PLVN) - Dự án “Yêu lắm Việt Nam” mở ra một cộng đồng khám phá du lịch số, nơi mỗi người dân đều có thể trở thành một “đại sứ du lịch”, lan tỏa tình yêu đất nước. Đây là lời giải cho nhu cầu trải nghiệm du lịch cá nhân hóa, kết nối giữa không gian thực và số, một bản đồ tương tác văn hóa - du lịch đầu tiên tại Việt Nam.