Gương sáng Pháp luật

Doanh nhân sở hữu thương hiệu muối sấy Ngọc Yến: Thành danh bằng nghị lực và tinh thần không cam chịu

 Ông Bé (thứ 5 từ phải qua) trong một lễ tôn vinh.
Ông Bé (thứ 5 từ phải qua) trong một lễ tôn vinh.
(PLVN) - Ông Huỳnh Văn Bé (SN 1950, chủ cơ sở chế biến muối sấy Ngọc Yến, khóm Tân Đông B, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) không chỉ là một doanh nhân, nhà sáng chế mà còn luôn tâm huyết với công tác xã hội.

Không ngừng sáng tạo

Năm 2017, ông Bé đã cùng hai con rể tự mày mò, sáng chế thành công hệ thống máy sấy muối đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ với 100 triệu đồng, ba cha con ông đã nghiên cứu chế tạo máy sấy muối ớt ướt sử dụng hiệu quả không thua máy sấy “chuyên dụng” đang bán trên thị trường có giá trên 1 tỷ đồng.

Cơ sở muối sấy Ngọc Yến đã lắp đặt được 12 chiếc máy sấy này hoạt động hết công sức, nhưng vẫn chưa đủ cung cấp sản phẩm trên thị trường. Hàng ngày, cơ sở chế biến muối của ông sản xuất được từ 3 - 5 tấn muối sấy thành phẩm, doanh thu mỗi năm đạt trên 70 tỷ đồng.

Hiệu quả của việc chế tạo thành công hệ thống máy sấy muối trên, ông Bé đã nhận được giải B - Giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ 14 năm 2016 - 2017 do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh tổ chức; được vinh danh là 1 trong 74 nhà sáng tạo toàn quốc, nhận giải thưởng “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam”, được Ban thường trực UBTW MTTQ Việt Nam cấp Bằng chứng nhận; được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019…

Ông Bé bên hệ thống máy sấy mới cải tiến.

Ông Bé bên hệ thống máy sấy mới cải tiến.

Chưa bằng lòng với hệ thống máy sấy chạy bằng than đá, ông Bé tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến và nâng cấp thành công hai máy sấy muối vận hành bằng điện 3 pha, với kinh phí đầu tư mỗi máy khoảng 50 triệu đồng, giảm hơn phân nửa kinh phí đầu tư so với máy sấy trước. Máy sấy này có tên “Máy sấy muối công nghệ - Model: MSNY 2021”. Hình dáng chiếc máy sấy muối công nghệ này giống như một cái tủ hình chữ nhật. Phần trên bao bọc xung quanh bằng kiếng. Phần dưới làm bằng gỗ hoặc kim loại có lắp đặt hệ thống điện trở, bên trong có đặt vỉ sắt.

Ông Bé lắp cả một trạm biến áp để chạy hệ thống máy móc.

Ông Bé lắp cả một trạm biến áp để chạy hệ thống máy móc.

Ông Bé cho biết: “Hiệu quả của máy sấy muối công nghệ - Model: MSNY 2021 khi vận hành, sản phẩm muối nằm gọn trong lòng kiếng nên nhiệt độ không thoát ra ngoài, muối mau được sấy khô hơn; công nhân sấy muối không bị ảnh hưởng sức nóng tỏa ra như những chiếc máy sấy trước. Bình quân một máy sấy muối công nghệ - Model: MSNY 2021 cho ra 550kg muối thành phẩm chỉ mất 8 giờ tăng hơn máy sấy muối ớt ướt trước đây là 50kg và tăng doanh thu lên 250.000đồng/máy”. Ông đang tiếp tục chế tạo thêm 10 máy sấy loại chạy bằng điện năng này nữa để thay thế toàn bộ hệ thống máy sấy cũ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm được khoản chi phí đầu tư, tăng doanh thu cho cơ sở, cải thiện môi trường làm việc và thu nhập cho công nhân. Để có đủ nguồn điện cung cấp cho 12 chiếc máy sấy muối công nghệ - Model: MSNY 2021 hoạt động, ông đã đầu tư 1,5 tỷ đồng lắp đặt trạm biến áp.

Một dây chuyền máy đóng gói muối sấy Ngọc Yến.

Một dây chuyền máy đóng gói muối sấy Ngọc Yến.

Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã hoàn tất hồ sơ đề nghị về Trung ương tôn vinh ông Huỳnh Văn Bé danh hiệu “Nhà khoa học của nhà nông”.

Tấm lòng nhân ái

Ông Bé làm có "của ăn, của để", nhưng không giữ lại hưởng thụ cho riêng mình mà dành phần đáng kể đóng góp, hỗ trợ người nghèo ở địa phương, từ tham gia xây dựng nhà tình thương, xây cầu, làm đường đến trao quà, tiền giúp hộ nghèo, neo đơn, không nơi nương tựa; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, vượt khó học giỏi… Hơn 15 năm qua, tổng giá trị tiền và vật chất mà ông Bé đã giúp hộ nghèo và những mảnh đời bất hạnh trên 14 tỷ đồng. Ông Bé tâm sự: “Ðời tôi từng khổ nhiều, nên tôi rất hiểu và muốn chia sẻ với những cảnh khổ của người khác”.

Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/10/2021, cơ sở muối sấy Ngọc Yến tạm ngừng hoạt động sản xuất, nhưng ông Bé vẫn trích khoản tiền tiết kiệm dưỡng già của mình để hỗ trợ cho 70 công nhân của cơ sở do ngưng việc, với mức 100.000 đồng/ngày/người. Bên cạnh đó, ông duy trì hỗ trợ thường xuyên cho gần 700 hộ nghèo, người già neo đơn trong huyện mỗi tháng mỗi hộ bình quân 15kg gạo, muối sấy… và tài trợ 1 triệu đồng/tháng/đơn vị cho gần 20 đơn vị như Hội Người mù, Hội Ðông y huyện để khám chữa bệnh cho người dân…

Ông Bé chia sẻ: “Khi chưa xảy ra dịch bệnh, những công nhân có việc làm và thu nhập ổn định để nuôi sống gia đình. Khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 15, công nhân không có việc làm, không có nguồn thu nhập và người nghèo, người già neo đơn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tôi đã từng lâm vào cảnh khốn khó nên tôi rất thấu hiểu. Vả lại, lúc gia cảnh tôi nghèo túng mà còn tự do đi lại tìm việc làm ăn, mua bán được; còn bây giờ, không có việc làm lại ở nhà thực hiện giãn cách xã hội thì khó khăn tăng lên gấp bội. Từ đó, tôi mới quyết định xuất tiền tiết kiệm dưỡng già của vợ chồng tôi để giúp đỡ kịp thời, đóng góp tích cực vào việc phòng, chống đại dịch…”.

Muối sấy Ngọc Yến có nhiều hoạt động xã hội.

Muối sấy Ngọc Yến có nhiều hoạt động xã hội.

“Từ một nông dân thuộc diện hộ nghèo, bằng nghị lực và tinh thần không cam chịu, ông đã xây dựng được một cơ sở có uy tín, khẳng định thương hiệu đối với thị trường, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương… góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo mối gắn kết bền vững giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Xin được xem ông như một Gương Sen đẹp của Đồng Tháp - Sen hồng! Xin cám ơn ông vì đã chứng minh cho bà con chúng ta thấy rằng bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, nhưng nếu có ý chí vươn lên sẽ trở nên giàu có bằng chính sức lao động của mình”, trích Thư khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đối với ông Huỳnh Văn Bé năm 2012.

Tính chung, từ năm 2010 đến nay, ông Huỳnh Văn Bé đã được tặng thưởng nhiều Huy chương, Cúp vàng, Bằng khen... từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương và quốc tế… Tiêu biểu, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”… Gia đình ông là một trong 12 gia đình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Ðồng Tháp tham dự Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn quốc năm 2013 và vinh dự được Chủ tịch nước biểu dương, tặng thưởng. Ông Bé còn được vinh danh, khen thưởng tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020…

Ông Bé tâm sự:“ Ước mong của tôi là xã hội sẽ không còn dịch COVID-19, không còn những mảnh đời bất hạnh, những cụ già neo đơn, những trẻ em khó khăn không được đến trường hoặc nghỉ học nửa chừng…”.

Những năm trước đây, với vai trò là Tổ trưởng Tổ dân phòng khuyến học số 17, khóm Tân Đông B, ông Bé góp phần đáng kể trong việc chăm lo công tác khuyến học - khuyến tài và bảo vệ an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Ông Bé còn giúp đỡ một số thanh niên (vốn là những người thường xuyên uống rượu say rồi gây rối, chơi bời lêu lỏng, gây mất an ninh trật tự ở địa phương) vào làm việc tại cơ sở sản xuất của mình. Nhờ đó, nhiều thanh niên không rơi vào cảnh ăn chơi hư hỏng và có việc làm, thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/công nhân/tháng, cộng với các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn mỗi năm… Ông Bé được UBND huyện Thanh Bình tặng Giấy khen và được chọn báo cáo điển hình tại Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đọc thêm

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.