Tham gia thảo luận tại bằng hình thức trực tuyến với Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, ông Mark Kitabayashi, Điều phối viên toàn cầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội Bất động sản và Môi giới Hoa Kỳ (NAR) đã chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản du lịch ở Mỹ và gợi mở cho Việt Nam.
Ông Mark Kitabayashi cho biết: Thị trường bất động sản Hoa Kỳ hiện nay chứng kiến một thực tế là giá trị bất động sản cũng tăng rất nhanh với khoảng 20%/năm và dòng tiền mặt chảy vào thị trường này ngày càng nhiều.
Nếu nhìn vào du lịch Hoa Kỳ chúng ta sẽ thấy một số thông tin về bất động sản du lịch điển hình, đó là các khách sạn trong thành phố và những khu nghỉ dưỡng gắn liền với sân golf, thứ nữa các bất động sản nghỉ dưỡng gắn với nhu cầu nghỉ dưỡng gia đình .
Tại Hoa Kỳ, có một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nói chung, và bất động sản du lịch nói riêng.
Thứ nhất là việc phân vùng, một số vùng đất đai được chia ra khu nào được xây dựng bất động sản nghỉ dưỡng, khu nào xây bất động sản cao cấp nói chung và khi nào thì xây bất động sản nhà ở.
Thứ hai, về chính sách thuế. Hoa Kỳ thu hút đầu tư bằng cách khuyến mại chính sách về thuế thu nhập như giảm thuế, miễn thuế...
Thứ ba về chính sách điều hành các dự án bất động sản du lịch: Việc quản lý vận hành này do các doanh nghiệp quản lý vận hành triển khai.
"Ở Hoa Kỳ chúng tôi gần như không có hạn chế về sở hữu đất đai. Một số quốc gia có thể hạn chế về diện tích đất mà một người có thể sở hữu, nhưng ở Hoa Kỳ không có những quy định này, chỉ có phần hạn chế với bất động sản nông nghiệp." - Ông Mark Kitabayashi cho biết.
Cũng theo thông tin ông cung cấp, tại Hoa Ky, người nước ngoài sở hữu bất động sản khó hơn người bản địa. Bởi hiện Hoa Kỳ đưa ra mức thuế 10 - 15% đối với người nước ngoài, đặc biệt là ở các bang khác nhau, mức thuế cũng khác nhau.
"Dù vậy nhưng bất động sản Hoa Kỳ vẫn là một khoản đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Và những nhà đầu tư này thường tập trung vào thị trường second home - ngôi nhà thứ hai." - ông nói.
Theo thông tin ông đưa ra tại Hội thảo Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, tại Hoa Kỳ, hoạt động đầu tư bất động sản cho thuê ngắn hạn cũng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều bang đang đưa ra các chính sách hạn chế sự phát triển này bởi cho thuê thì nhiều người ra vào sẽ không thể kiểm soát được nên đang đem đến nhiều hệ luỵ.
Một điểm đặc biệt mới xuất hiện ở thị trường bất động sản du lịch Hoa Kỳ là xu hướng đầu tư khách sạn cao cấp. Đây là những khách sạn lớn, cho thuê ngắn hạn. Chúng ta có dạng như chung cư cao cấp nhưng quản lý dưới dạng khách sạn. Ví dụ, những tầng thấp sẽ là khách sạn, ở trên cao sẽ là chung cư. Những nhà đầu tư có thể mua những căn hộ trên đó và cho Ban quản lý ở đó thuê lại và cho khách du lịch thuê.
Một xu hướng nữa là, hiện nay các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các bất động sản nhỏ và trung bình, là những sản phẩm bất động sản bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên việc đầu tư bị thua lỗ và chủ cũ bán lại.
"Chúng tôi dự đoán, giai đoạn tới, khi dịch bệnh được kiểm soát, xu hướng đầu tư cho bất động sản du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ hơn." - Nha điều phối viên toàn cầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội Bất động sản và Môi giới Hoa Kỳ chia sẻ.
Chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung gỡ vướng cho bất động sản du lịch Việt Nam
Hội thảo "Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” do Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) là đơn vị thực hiện, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) - đơn vị bảo trợ truyền thông. Tập đoàn CEO là nhà tài trợ của Hội thảo.