Đề nghị cân nhắc không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa

Đại biểu Trần Văn Khải phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Trần Văn Khải phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, điều hòa là mặt hàng phổ biến, dần trở thành thiết yếu trong đời sống của người dân, không phải là mặt hàng xa xỉ. Do đó, đề nghị cân nhắc không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, sáng nay, 9/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên họp là quy định điều hòa nhiệt độ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Về nội dung này, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, về đối tượng chịu thuế là điều hoà nhiệt độ, hiện nay nhu cầu sử dụng điều hòa đã trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).

Thảo luận tại phiên họp, Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) chỉ ra rằng, theo quy định hiện hành, máy điều hòa từ 90.000 BTU trở xuống thuộc diện chịu thuế TTĐB 10% (trong khi loại trên 90.000 BTU thì không chịu thuế). Điều này đang gây nhiều tranh luận do tính chất mặt hàng đã thay đổi.

Theo Đại biểu, quy định như vậy là chưa hợp lý bởi điều hòa nhiệt độ ngày nay không còn là hàng xa xỉ, mà đã trở thành nhu cầu phổ biến, thiết yếu cho đời sống người dân ở cả đô thị và nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao.

“Đánh thuế TTĐB với điều hòa vốn nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng thực tế không làm giảm nhu cầu; dù thuế cao, người dân vẫn phải sử dụng để đảm bảo sinh hoạt và sức khỏe. Mức thuế hiện tại vì vậy mang tính chất đánh vào người tiêu dùng phổ thông, không đúng tinh thần đánh vào hàng xa xỉ hoặc có hại”, Đại biểu nêu quan điểm.

Thêm vào đó, theo Đại biểu, quy định hiện hành còn bất cập khi điều hòa công suất lớn trên 90.000 BTU không chịu thuế, trong khi điều hòa nhỏ cho hộ gia đình lại chịu thuế 10%, dẫn đến thiếu công bằng khi người thu nhập thấp dùng máy nhỏ lại chịu thuế, còn doanh nghiệp hoặc người giàu lắp máy trung tâm công suất lớn lại không chịu TTĐB.

Ngoài ra, Đại biểu cũng cho rằng, lập luận coi điều hòa nhỏ là mặt hàng cần hạn chế vì tiêu tốn điện cũng không còn thuyết phục, bởi công nghệ hiện đại đã được ứng dụng rộng rãi, giúp máy lạnh đời mới tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều.

Từ những phân tích trên, Đại biểu Trần Văn Khải đề xuất bãi bỏ hoặc thu hẹp đối tượng điều hòa chịu thuế TTĐB theo hướng loại bỏ điều hòa nhiệt độ dân dụng (dưới 90.000 BTU) ra khỏi danh mục chịu thuế TTĐB.

“Nếu vẫn cần điều tiết, chỉ nên áp thuế TTĐB với các hệ thống điều hòa công suất cực lớn (phục vụ không gian rộng đặc biệt) và cần đánh giá kỹ hiệu quả. Việc bỏ thuế TTĐB cho điều hòa dân dụng sẽ hỗ trợ trực tiếp người dân khi giảm giá thành, nhất là người thu nhập thấp sẽ dễ tiếp cận thiết bị chống nóng; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước mở rộng thị trường”, Đại biểu nói.

Đồng quan điểm, Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) nhấn mạnh, điều hòa là mặt hàng phổ biến, dần trở thành thiết yếu trong đời sống của người dân, không phải là mặt hàng xa xỉ.

Theo Đại biểu, bản chất của chính sách TTĐB là để điều chỉnh, định hướng lại việc sản xuất và hành vi của người tiêu dùng, theo đó thuế TTĐB được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ mang tính xa xỉ, không thiết yếu và gây hại cho sức khỏe, môi trường để giảm thiệt hại, tác hại của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

“Nếu áp dụng thuế TTĐB đối với điều hòa thì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, khó có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu, làm tăng chi phí cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi đầu tư lắp đặt điều hòa phục vụ công việc, sản xuất. Trong khi sử dụng điều hòa công suất lớn có hiệu quả hơn đối với việc sử dụng nhiều điều hòa công suất nhỏ kể cả về mặt kinh tế, thẩm mỹ”, Đại biểu phân tích và đề nghị cân nhắc không áp dụng thuế TTĐB đối với điều hòa.

Cũng quan tâm đến nội dung này, Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn Đắk Nông) phân tích, hiện nay ở các đô thị, đối với các khu chung cư, căn hộ chung cư thông thường có từ 1 đến 2 phòng và 1 phòng khách.

Qua tham khảo một số các kỹ sư trong lĩnh vực điện lạnh, đối với căn hộ có 3 phòng mà lắp 1 điều hòa 24.000 BTU cho cả 3 phòng này thì vừa tiết kiệm điện và vừa tiết kiệm chi phí của người dân.

“Đây là thực tế rất phổ biến ở các khu đô thị, đặc biệt là đối với các chung cư”, Đại biểu nói và đề nghị áp dụng thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU để phù hợp với thực tế, đặc biệt là tại các khu đô thị.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) cũng đề nghị có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với điều hòa tiết kiệm năng lượng hoặc có chứng nhận nhãn năng lượng, máy điều hòa inverter để khuyến khích sử dụng các loại điều hòa tiết kiệm điện năng, giảm tác động tới môi trường.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang cũng đề nghị không quy định mặt hàng xăng là mặt hàng chịu thuế TTĐB để đúng với bản chất của thuế TTĐB là thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng của xã hội.

Theo Đại biểu, xăng là mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Mặt khác, xăng cũng đã thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Do vậy, lý giải của cơ quan chủ trì soạn thảo về việc đánh thuế TTĐB đối với xăng để bảo vệ môi trường là chưa thuyết phục.

Đại biểu đề nghị, trong trường hợp thấy cần phải tăng thuế bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, thì cần tăng giá trị tuyệt đối đánh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng và không đưa mặt hàng này là hàng hóa phải chịu thuế TTĐB để đúng với bản chất.

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng triển khai Đề án tổ chức quân sự 'tinh, gọn, mạnh'

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
(PLVN) - Sáng 24/6, tại Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan quân sự địa phương. Theo đó, các Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực (PTKV) trực thuộc Bộ CHQS cấp tỉnh được thành lập, thay thế mô hình Ban CHQS cấp huyện. Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

‘Xóa’ phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

Các đại biểu bấm quyết biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được thông qua đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Khẩn trương vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khảo sát, kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại trụ sở phường Tây Hồ.
(PLVN) -  Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khẩn trương tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hoàn thiện hơn quy chế, quy trình giải quyết công việc. Thông qua việc vận hành thử nghiệm cũng xác định những tình huống, vướng mắc có thể phát sinh để kịp thời có phương án, giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm từ ngày 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên định mục tiêu, giữ vững bản lĩnh, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.