Dấu hiệu xác định hành vi rửa tiền

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền đang được Tòa án nhân dân Tối cao soạn thảo, trong đó hướng dẫn xác định hành vi rửa tiền.

Trong dự thảo này, hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch ngân hàng, tài chính hoặc giao dịch khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự  được hướng dẫn là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong mười ba nhóm hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản.

Các nhóm hành vi này là: 1.Mở tài khoản và gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài; 2. Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền, tài sản dưới mọi hình thức; 3. Rút tiền bằng bất kỳ hình thức nào bằng các công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng; 4. Thế chấp, quyền thế chấp; 5. Cho vay, cho thuê tài chính; 6. Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị; 7. Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác;

8. Tham gia phát hành chứng khoán; 9. Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại tệ, công cụ tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng; 10. Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể; 11. Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho các cá nhân, tập thể khác; 12.Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến đầu tư khác; 13. Thực hiện chuyển đổi tiền tệ.

Dự thảo nêu rõ, hành vi sử dụng tiền hoặc tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là dùng tiền, tài sản đó để thực hiện thành lập doanh nghiệp, kinh doanh, làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện, mua tài sản bằng các hình thức khác nhau hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo. 

Hành vi che giấu thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là các hoạt động với ý định lừa dối người khác về nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc địa điểm, sắp xếp, dịch chuyển, các quyền hoặc quyền sở hữu tài sản với hiểu biết rằng tài sản có nguồn gốc từ tội phạm.

Hành vi cản trở việc xác minh thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là việc cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc tiến hành làm rõ về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền hoặc tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết do người khác phạm tội mà có.

Vi phạm quy định tại Điều 324 bao gồm các yếu tố hiểu biết (biết hoặc có cơ sở để biết) và các yếu tố hành vi về giao dịch tiền hoặc tài sản, sử dụng tiền hoặc tài sản, che giấu thông tin về nguồn gốc của tiền hoặc tài sản hoặc xử lý tài sản gián tiếp do phạm tội mà có dưới bất kỳ hình thức nào.

Về một số tình tiết định khung hình phạt, liên quan đến việc xác định “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự, dự thảo Nghị quyết đưa ra 2 phương án. Phương án 1, “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống, lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn sống chính.

Còn ở phương án 2, “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự được phân định là một trong các trường hợp sau đây: a) Thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích); b)Người phạm tội lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống, lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn sống chính.

Khi áp dụng tình tiết phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp”, cần phân biệt: trong trường hợp phạm tội từ 05 lần trở lên, trong đó ít nhất một lần bị kết án và chưa được xóa án tích, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm” và “phạm tội nhiều lần”. 

Đọc thêm

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Duy Anh (Quảng Nam) hỏi: Do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi đã thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên tôi xin hỏi, doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh thì có được xuất hóa đơn không? Và có phải nộp lệ phí môn bài trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiến nghị Công an tỉnh phối hợp 'siết' quản lý tiền chất công nghiệp

Cty CP SOP Phú Mỹ là một trong những DN bị xác định có vi phạm.
(PLVN) - Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa có Kết luận thanh tra (KLTT) về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh; xác định một số DN có các tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm.

Yêu cầu kiểm tra hồ sơ pháp lý 2 dự án của Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa

Yêu cầu kiểm tra hồ sơ pháp lý 2 dự án của Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký Công văn số 12278/UBND-KTN gửi Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường  tỉnh Đồng Nai yêu cầu thành lập Tổ kiểm tra, rà soát lại hồ sơ pháp lý đối với dự án Khu thương mại Amata và khu đất thực hiện dự án nhà ở xã hội (tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) của Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hoà.

Góp ý dự thảo: Cần tiếp tục nghiên cứu về tính khả thi của một số quy định

 Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng một luật riêng về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá. (Hình minh họa/dautuhanghoa.vn)
(PLVN) - Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 158 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 51 năm 2018. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 158 và Nghị định 51 (dự thảo Nghị định).

Phúc thẩm vụ kiện yêu cầu hủy sổ đỏ tại Thái Bình: Quan điểm trái chiều giữa VKS và HĐXX

Trụ sở TAND cấp cao tại Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) -  Hôm qua (30/9), TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ)” giữa nguyên đơn ông Phạm Văn Hương, bà Nguyễn Thị Hoan; bị đơn là ông Phạm Tiến Văn cùng vợ là bà Lê Thị Thương (cùng ngụ thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). 

Sự việc đòi trường 'hỗ trợ' nửa tỷ đồng khi nghỉ việc tại Đồng Nai: Cựu quản sinh bày tỏ 'ân hận', gửi đơn xin đi làm trở lại

Thư xin lỗi và đơn xin được đi làm trở lại của cựu quản sinh. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) Phạm Thị Ngọc Lý cho biết, Ban Giám hiệu nhà trường vừa có buổi làm việc vào sáng 30/9 với một người từng là quản sinh (giám thị) của trường; để giải quyết sự việc người này xin nghỉ việc, sau đó gây ồn ào trên mạng xã hội thời gian qua.

Thẩm mỹ Kang Clinic ở Thanh Hoá bị Sở Y tế xử phạt hành chính 70 triệu đồng

Thẩm mỹ Kang Clinic ở Thanh Hoá bị Sở Y tế xử phạt hành chính 70 triệu đồng
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn thư của bạn đọc tại TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) phản ánh dấu hiệu sai phạm của cơ sở thẩm mỹ viện Kang Clinic (số 30, đường Phan Bội Châu, phường Tân Sơn). Sau khi tìm hiểu nội dung, Báo PLVN đã có Công văn 876CV-PLVN-BBĐ gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kèm theo nội dung phản ánh của công dân.

Một số vấn đề pháp lý trong quá trình thuê và cho thuê lại nhà

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Phương Chi (Hưng Yên) hỏi: Công ty chúng tôi làm về lĩnh vực kinh doanh bất động sản (KDBĐS). Chúng tôi đang nghiên cứu mô hình thuê nhà dân với giá thấp rồi decor, cho thuê lại với giá cao hơn. Xin hỏi, quy định pháp luật về vấn đề này và những rủi ro có thể mắc phải khi vận hành mô hình này?

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2024

Quy định mới về giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới từ 01/10/2024. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Quy định mới về khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước; giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới; nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; quy định mới về đánh số nhà từ 15/10/2024... là những chính sách có hiệu lực trong tháng 10/2024.

Phòng, chống trục lợi quỹ BHXH theo chế độ ốm đau: Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cơ sở y tế

Cần áp dụng nhiều giải pháp toàn diện nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý tình trạng NLĐ trục lợi Quỹ BHXH theo chế độ ốm đau. (Ảnh minh họa: Đan Phương)
(PLVN) - Gần đây, nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc làm giả và mua bán Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) để trục lợi Quỹ BHXH theo chế độ ốm đau đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thực trạng người lao động (NLĐ) lợi dụng chế độ ốm đau để tránh bị xử lý kỷ luật lao động.

Người dân tái định cư Hương Sơ 9 và 10 phấn khởi, hạnh phúc sau khi có nước sạch

Từ khi có nước sạch, mọi người ở khu tái định cư Hương Sơ 9 rất vui mừng, phấn khởi
(PLVN) - Sau 3 bài phản ánh của báo Pháp luật Việt Nam về việc người dân tại khu tái định cư Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) phải sống trong cảnh chưa có nước sạch, đến nay, người dân đã được dùng nước sạch, tinh thần như được thổi thêm một luồng sinh khí mới, tâm thế trở nên phấn chấn hơn. Có thể khẳng định, bà con nơi đây đã chạm tay vào giấc mơ “an cư”.