Công ty có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú.
Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hưng Yên) hỏi: Tôi là công nhân tại một công ty sản xuất thực phẩm. Do có nhiều đơn hàng cần giao nên công ty điều động công nhân làm thêm giờ (mỗi ngày làm việc 12 tiếng) nhưng vẫn trả lương bằng mức lương cơ bản. Xin hỏi, công ty có được ép buộc người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca không?

Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thái Hà tư vấn: Theo khoản 1, khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau: Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: Phải được sự đồng ý của người lao động. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của người lao động. Do đó, nếu bạn không đồng ý làm thêm giờ thì công ty không có quyền ép bạn ở lại “tăng ca” được.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà người lao động không được từ chối làm thêm giờ, cụ thể được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, nếu không nằm trong các trường hợp đặc biệt nêu trên thì công ty không có quyền ép buộc người lao động làm thêm giờ nếu như người lao động không đồng ý.

Nếu công ty ép buộc người lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt vi phạm hành chính gấp 2 lần so với cá nhân.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%. Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Bộ luật Lao động đã quy định như vậy nên công ty nào không thực hiện là vi phạm pháp luật. Khi đó, người lao động có thể phản ánh đến Công đoàn cơ sở để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Đọc thêm

Không còn công an cấp huyện, người dân đi làm Căn cước ở đâu?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm
(PLVN) - Bạn Hoàng Thủy (Bắc Kạn) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu làm thẻ Căn cước cho con khi cháu đủ 14 tuổi. Xin hỏi, từ 01/3/2025 khi không còn Công an cấp huyện thì người dân có thể làm thẻ Căn cước ở đâu? Thủ tục làm thẻ Căn cước khi không còn công an cấp huyện như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?
(PLVN) - Bạn Văn Tài (Hà Nội) hỏi: Quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn vi phạm pháp luật Việt Nam. Pháp luật có quy định và các chế tài xử lý đối với những hành vi này như thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính minh bạch trên thị trường?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?
(PLVN) - Tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Điều 626 và Điều 645 BLDS cũng ghi nhận quyền của người lập di chúc là có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng và quy định các nội dung có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng.

Hoàn thành nghĩa vụ CAND, không trúng tuyển đại học có được xét chuyển chuyên nghiệp?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sau khi hoàn thành nghĩa vụ Công an nhân dân (CAND), nhiều người có nguyện vọng xét tuyển vào các trường CAND bằng phương thức thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, theo quy định, nếu không trúng tuyển đại học CAND, hạ sĩ quan nghĩa vụ đã xuất ngũ sẽ không được xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp, do chỉ tiêu xét chuyển chuyên nghiệp chỉ áp dụng cho những trường hợp còn tại ngũ.

Chế tài nào xử lý đối với hành vi đánh nhau sau khi va chạm giao thông?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Bích Ngọc (Bình Dương) hỏi: Gần đây, tại nhiều tuyến đường ở các thành phố lớn, tình trạng xô xát sau va chạm giao thông diễn ra ngày càng phổ biến. Ban đầu chỉ là một cú va chạm nhẹ, nhưng do không giữ bình tĩnh, cả hai bên đã xảy ra cãi vã, dẫn đến ẩu đả đánh nhau. Vậy luật pháp quy định như thế nào đối với hành vi đánh nhau sau va chạm giao thông? Những hậu quả pháp lý mà người vi phạm có thể đối mặt là gì?

Xây nhà vượt quá diện tích đất ở trên sổ đỏ phải xử lý thế nào?

Xây nhà vượt quá diện tích đất ở trên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
(PLVN) - Bạn Minh Khoa (Hải Dương) hỏi: Gia đình tôi ở khu vực nông thôn và vừa qua gia đình đã xây xong một căn nhà cấp 4 có diện tích 300m2. Tuy nhiên, đất thổ cư (đất ở) của gia đình trong sổ đỏ là 200m2 ; còn lại là đất vườn. Xin hỏi, việc gia đình tôi xây nhà vượt quá diện tích đất ở trên sổ đỏ có bị xử lý không? Làm như thế nào để hợp pháp hóa phần diện tích xây vượt quá?

Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm có bị xử phạt không?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Duy Long (Yên Bái) hỏi: Gia đình tôi có đồi trồng cây ăn quả lâu năm sắp vào vụ thu hoạch, tuy nhiên do xa nhà nên không thuận tiện cho việc trông nom. Gia đình tôi dự định dựng nhà tạm để tiện ở lại chăm sóc đồi cây. Xin hỏi, cá nhân, hộ gia đình có được phép dựng nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?

Bộ Công an thông tin về 2 hình thức cấp, đổi giấy phép lái xe

Đối với việc đổi, cấp lại GPLX trực tiếp, người dân có nhu cầu đổi GPLX lập một bộ hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi được bố trí điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX. (Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: nghean.gov.vn)
(PLVN) - Hiện tại, ngành Công an đang gấp rút hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sát hạch, cấp giấy phép lái xe, tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, tập huấn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ sát hạch viên và nâng cấp, bổ sung hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm… để bảo đảm phục vụ Nhân dân thuận lợi nhất.

Đổi bằng lái xe B2 sang C1 mới được lái những xe gì?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Trọng Tấn (Hải Dương) hỏi: Tôi là tài xế xe tải có giấy phép lái xe (GPLX) hạng B2 và hiện GPLX của tôi sắp hết hạn nên tôi có nhu cầu đổi GPLX để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, theo quy định mới, từ năm 2025, bằng lái xe B2 đổi sang C1. Vậy xin hỏi, bằng lái xe B2 cũ đổi sang C1 mới thì được lái những xe gì?

Lắp loa trên ô tô gây ồn có thể bị phạt đến 12 triệu đồng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện có tình trạng tài xế lắp loa công suất lớn trên ô tô và mở nhạc inh ỏi khi tham gia giao thông, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến những người xung quanh. Theo quy định mới, hành vi này bị cấm, đồng thời có thể bị phạt tiền lên đến 12 triệu đồng, buộc phải tháo dỡ thiết bị vi phạm.

Hành vi dùng dao đe dọa cướp tài sản người đi đường bị xử lý như thế nào?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hoàng Minh Tiến (Hà Nội) hỏi: Vừa qua, tại huyện Gia Lâm cháu họ tôi bị 3 đối tượng đi xe máy chặn xe dùng dao uy hiếp cướp 1 chiếc điện thoại iPhone 11. Sau đó 3 đối tượng này đã bị công an bắt giữ. Vậy xin hỏi, hành vi dùng dao đe dọa người khác để cưỡng đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Công ty có được yêu cầu người lao động đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) -  Bạn Kim Ngân (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi vừa ký hợp đồng lao động với một công ty truyền thông, trong hợp đồng có yêu cầu đặt cọc 30% lương của người lao động trong 3 tháng đầu tiên để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Xin hỏi, như vậy có đúng theo quy định pháp luật không? Nếu trái quy định thì công ty có phải trả lại cho người lao động cả gốc và tiền lãi hay không?

Từ 14/2, sinh viên làm gia sư dạy thêm cần tuân thủ những gì?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Minh Trí (TP Đà Nẵng) hỏi: Em là sinh viên năm 3 đại học, hiện đang làm gia sư dạy thêm cho học sinh cấp 2 tại nhà. Em nghe nói từ ngày 14/2 có quy định mới liên quan đến việc dạy thêm. Vậy em có cần làm thủ tục gì không? Nếu không thực hiện đúng quy định thì có bị xử phạt không?

Điều kiện để văn bằng nước ngoài được công nhận hợp pháp tại Việt Nam?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Đào Phú (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Em tôi đang du học THPT ở Canada và sắp tốt nghiệp. Em tôi có mong muốn về Việt Nam để học thì văn bằng nước ngoài mà em tôi được cấp có phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng hay không? Điều kiện nào để văn bằng nước ngoài được công nhận hợp pháp tại Việt Nam?