Văn hóa & Pháp luật

Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới: Để kiều bào trở thành những “Đại sứ văn hóa Việt Nam”

Ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay - 29/6, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới và Nghị quyết 169/NQ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026.

Nhân dịp này, ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã trả lời phỏng vấn Báo PLVN về các hoạt động của kiều bào nhằm quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới trong thời gian qua.

- Xin ông cho biết đánh giá về hoạt động của cộng đồng NVNONN trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới thời gian qua?

- Từ trước đến nay, hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới bên ngoài được cộng đồng NVNONN rất chú trọng và đạt được hiệu quả thiết thực. Việc quảng bá văn hóa Việt Nam được bà con thực hiện liên tục, thường xuyên với sự tham gia của nhiều thế hệ, diễn ra ở nhiều nước trên khắp các châu lục và rất đa dạng, phong phú về hình thức. Cùng với những bước phát triển vững mạnh của cộng đồng NVNONN, với sự cải thiện và tăng cường quan hệ hợp tác song phương của nước ta với các nước sở tại, với sự quan tâm, hậu thuẫn và hợp tác của các cơ quan, địa phương ở trong nước và của các cơ quan đại diện ngoại giao (CQĐD), lãnh sự của ta ở nước ngoài, hoạt động này ngày càng thêm sôi động và đa dạng.

Điểm chung tạo nên cội rễ và hạt nhân trung tâm của các hoạt động này là truyền thống và bản sắc văn hoá Việt Nam, là lịch sử dân tộc, đất nước và con người Việt Nam, là sử dụng mọi hình thức thích hợp và rất sáng tạo để giới thiệu và thể hiện bản sắc và tinh hoa của văn hoá Việt Nam. Việc quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới được thực hiện thông qua triển lãm, trưng bày sách, ảnh, ẩm thực, âm nhạc, trang phục dân tộc, dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN và cho bạn bè quốc tế... Qua đó đã kết nối truyền thống lịch sử đất nước và dân tộc Việt Nam với đất nước và con người Việt Nam trong thế giới hiện đại, dùng quảng bá văn hoá Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện tại, giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Các CQĐD của VNONN cùng các hội đoàn NVNONN luôn coi trọng và thúc đẩy thường xuyên các hoạt động của NVNONN trong việc gìn giữ văn hóa Việt trong cộng đồng NVNONN và góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Bằng việc kêu gọi, tổ chức đóng góp tự nguyện của các hội đoàn và sự hỗ trợ của các CQĐD đã hình thành nên những lớp học tiếng Việt, các câu lạc bộ hát dân ca, sáng tác thơ, nhiếp ảnh, thể thao, võ cổ truyền, nhóm nhạc…

“Dù ở đâu trên thế giới này, dù ra đi với bất cứ lý do gì và trong hoàn cảnh nào thì bà con vẫn luôn nặng tình với đất nước và luôn hướng về đất nước, luôn giữ mình là người Việt Nam và đại diện cho đất nước và văn hoá Việt Nam. Cội nguồn của nhận thức trong cộng đồng NVNONN là quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới bên ngoài đáp ứng nhu cầu của bà con về văn hoá, tinh thần, tín ngưỡng và tâm linh, tạo thêm sức mạnh và củng cố ý chí của bà con vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, lao động, học tập và hội nhập ở các nước sở tại, có được nền tảng cơ sở và động lực chung để đoàn kết thống nhất cộng đồng cùng tồn tại và phát triển vững mạnh, cùng hội nhập thành công vào sở tại và hướng về Tổ quốc”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Mai Phan Dũng.

Phong trào dạy và học tiếng Việt của NVNONN ngày càng phát triển mạnh về nội dung và phương thức giảng dạy, đẩy mạnh hình thức dạy và học trực tuyến, mở rộng mô hình “gia đình học tiếng Việt” để các gia đình có thể tự duy trì việc học hàng ngày. Một số chính quyền sở tại đã cho phép đưa tiếng Việt vào giảng dạy như một ngoại ngữ tại nhiều bậc học. Các CQĐD cùng hội đoàn NVNONN đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng, khuyến khích kiều bào giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, giúp họ luôn gắn bó và hướng về quê hương, đất nước, đồng thời quảng bá văn hóa Việt đến bạn bè sở tại thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày hội truyền thống của dân tộc và của nước sở tại như Tết cộng đồng, Giỗ tổ Hùng Vương, Sinh nhật Bác, Quốc khánh 2/9, Tết Thiếu nhi và Rằm Trung thu...

Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao và cá nhân tôi đánh giá rất cao tâm huyết, nỗ lực và thành quả đạt được của cộng đồng NVNONN trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam ở các nước sở tại. Những hoạt động của cộng đồng người Việt Nam trên phương diện này là đóng góp rất quan trọng và tích cực vào công cuộc chung của cả đất nước chúng ta quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới bên ngoài cũng như vào việc phát triển cộng đồng NVNONN vững mạnh, ổn định và lành mạnh nội bộ, đoàn kết gắn bó với nhau, đề cao trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, tăng cường tình cảm gắn bó với đất nước và đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước thịnh vượng, có uy tín cao trên thế giới.

- Theo ông, thời gian tới, cần làm gì để có thể quảng bá hiệu quả hơn văn hóa, đất nước, con người Việt Nam tới người dân các nước thông qua những “đại sứ” là những NVNONN?

- Ngày nay, mỗi người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đều có thể là người đại diện cho đất nước và dân tộc Việt Nam, là những sứ giả thực thụ cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt ở nước ngoài. Trong tinh thần ấy, NVNONN đều phải được gây dựng và trợ giúp để trở thành những “Đại sứ văn hoá Việt Nam” ở nước ngoài. Thông qua những vị Đại sứ này, chúng ta sẽ đạt được thành tựu và hiệu quả cao nhất trong công việc quảng bá văn hoá Việt Nam ở các nước sở tại.

Để làm tốt việc ấy, tôi cho rằng điều cần thiết trước hết là các cơ quan hữu quan và các địa phương trong nước và các CQĐD, lãnh sự của NVNONN phải có nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của nhiệm vụ đối ngoại này và phối hợp hành động để hậu thuẫn và hợp tác với cộng đồng NVNONN tiến hành những hoạt động cụ thể nhằm quảng bá văn hoá Việt Nam ở nước ngoài. Sự hậu thuẫn và hợp tác ấy thể hiện ở trao đổi ý tưởng, thảo luận đề xuất, xây dựng chương trình, cùng nhau tổ chức sự kiện quảng bá văn hoá Việt Nam; hỗ trợ tài chính và sản phẩm văn hoá như có thể được cho bà con để thực hiện tiến hành hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam.

Lớp học Tiếng Việt ở Ekaterinburg. (Ảnh: Dương Trí/Vietnam+).

Lớp học Tiếng Việt ở Ekaterinburg. (Ảnh: Dương Trí/Vietnam+).

Chúng ta cũng cần phải đa dạng hóa các loại hình sinh hoạt văn hóa dành cho kiều bào ở sở tại. Theo đó, Ủy ban Nhà nước về NVNONN tăng cường phối hợp với các CQĐD Việt Nam và các hội đoàn NVNONN tổ chức các hoạt động văn hoá dành cho cộng đồng như các cuộc thi, giao lưu về âm nhạc, nghệ thuật, trang phục truyền thống, ẩm thực... vào các dịp lễ hội truyền thống của dân tộc và của nước sở tại. Những hoạt động này không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa cộng đồng với văn hoá dân tộc mà còn tranh thủ giới thiệu với nơi sở tại và bạn bè quốc tế những nét tinh hoa trong văn hoá truyền thống Việt Nam.

Bên cạnh đó, để quảng bá hiệu quả hơn văn hóa, đất nước, con người Việt Nam tới người dân các nước, cần phải bố trí nguồn lực phù hợp, hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác về NVNONN. Tăng cường nhiều hoạt động lớn, bên cạnh các chương trình truyền thống như như Xuân Quê hương, Giỗ Tổ Hùng Vương, thăm Trường Sa... cần tập trung vào một số lĩnh vực như tiếng Việt, ẩm thực, nghệ thuật…, chú trọng sự tham gia của kiều bào và hướng tới thế hệ trẻ NVNONN.

Sự đóng góp thiết thực của các cơ quan hữu quan vào việc thúc đẩy hoạt động này của bà con còn là làm việc, tác động và vận động chính quyền sở tại, bạn bè và truyền thông ở sở tại ủng hộ chủ định, tạo điều kiện thuận lợi cần thiết và cùng tham gia tổ chức các sự kiện, hoạt động của bà con nhằm quảng bá văn hoá Việt Nam ở sở tại. Thực chất ở đây là dành cho cộng đồng NVNONN sự coi trọng và quan tâm thỏa đáng, vị thế và vai trò xứng đáng cũng như sự tham gia trực tiếp sâu rộng như có thể được trong công cuộc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030 và Chiến lược văn hoá đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác NVNONN trong tình hình mới

Trả lời báo chí trước thềm Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Ngô Trịnh Hà cho biết, Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169/NQ của Chính phủ về công tác NVNONN trong tình hình mới có hai ý nghĩa quan trọng. Một là, tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác NVNONN. Hai là, tạo tiền đề để triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác NVNONN thời gian tới.

Với ý nghĩa đó, Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169/NQ của Chính phủ được tổ chức nhằm hai mục đích. Một là, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa các cơ quan, tổ chức trực tiếp tham gia công tác NVNONN, nhận thức được ý nghĩa của công tác này trong việc củng cố đại đoàn kết dân tộc. Hai là, bảo đảm các cơ quan, tổ chức nắm vững chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác NVNONN trong tình hình mới, tạo sự thông suốt, nhất quán trong triển khai thực hiện giữa trung ương - địa phương, các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Đọc thêm

Sóc Trăng bảo vệ thành công ngôi Vương ở nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ

Sóc Trăng trở thành vô địch nội dung đội tuyển 3 nữ
(PLVN) - Chiều 18/04 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã chứng kiến màn đăng quang ngôi vô địch nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ, các cô gái Sóc Trăng một lần nữa bước lên bục cao nhất sau khi chiến thắng đội tuyển cầu mây nữ đến từ thủ đô, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch đã có được vào mùa giải năm trước diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.