Còn “lỗ hổng” lớn trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Còn “lỗ hổng” lớn trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
(PLO) - Tại Việt Nam, người cao tuổi (NCT) ngoài gặp khó khăn về các vấn đề sức khỏe, gánh nặng nhiều bệnh cùng một lúc, mắc các bệnh mãn tính, họ còn gặp khó khăn khi thiếu đội ngũ chăm sóc có đủ trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong những thách thức lớn cho việc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho NCT hiện nay.

Chăm sóc người cao tuổi, nếu chỉ có tâm thôi chưa đủ

Ở tuổi già 80, khi vợ đã mất, không có con, cụ Nguyễn Văn Thắng (quận Hoàng Mai – Hà Nội) dành tất cả số tiền tiết kiệm mà cụ đã có đăng ký vào Viện dưỡng lão để có người chăm sóc. Tại đó, cụ được chăm sóc chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ cho tới những căn bệnh mãn tính mà cụ đã mắc. 

Khác với cụ Thắng, cụ Hoàng Tố Nhi (quận Thanh Xuân – Hà Nội) sống cùng con, cháu. Do bận công việc, ít có thời gian chăm sóc mẹ nên các con của cụ đã tìm cho cụ một người giúp việc tới chăm sóc cụ tại nhà, mỗi bữa cơm, mỗi viên thuốc cụ uống hàng ngày đều được người giúp việc chuẩn bị.

Tuy nhiên, những người có điều kiện kinh tế để được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại các viện dưỡng lão như cụ Thắng, cụ Nhi hiện nay vẫn chưa phải là nhiều. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay, số lượng NCT đang ngày càng tăng lên, trong khi đó các dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế lại chưa đáp ứng đủ. Vẫn còn nhiều NCT phải tự chăm sóc cho mình hoặc được chăm sóc tại gia đình bởi những người chưa được đào tạo về công việc này. Trên thực tế, để làm tốt công việc chăm sóc NCT thì mỗi người làm công việc này cần phải có chữ tâm, chữ tình và nhất thiết phải được trang bị các kỹ năng chăm sóc chứ không phải chăm sóc theo cảm tính, tự phát, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm.

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2016 trên 610 cụ trên 80 tuổi tại Sóc Sơn, trung bình 1 NCT mắc 6,9 bệnh; 33,6% lâm vào cảnh góa bụa, 8,2% cụ phải sống một mình, chỉ 17,7% sống với vợ hoặc chồng. Thu nhập trung bình của các cụ là 537,9 nghìn đồng/tháng, chủ yếu từ nguồn bảo trợ xã hội hoặc lương hưu.

Trong số này, chỉ gần 63% số cụ có bảo hiểm y tế, gần 28% cần sự trợ giúp trong các hoạt động cơ bản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống. Cũng theo nghiên cứu này, có đến 90% số NCT cần sự trợ giúp trong các hoạt động có sử dụng công cụ, dụng cụ như sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, sử dụng phương tiện giao thông. Kèm theo đó, nhóm tuổi này cũng thường gặp các vấn đề về bệnh mạn tính cũng như tăng nguy cơ tàn phế. Trong đó, người già thường dễ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư... phải điều trị suốt đời.

Theo TS. BS Nguyễn Trung Anh - Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thách thức của già hóa dân số đối với hệ thống y tế là rất lớn. Già hóa dân số khiến gia tăng các bệnh mãn tính thường gặp ở NCT như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, hen suyễn, thoái hóa khớp,… phải điều trị suốt đời.

Cần đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc NCT

Thực tế, việc chăm sóc sức khỏe NCT tại bệnh viện có nhu cầu ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh già hóa dân số như hiện nay. Khi vào viện, trung bình mỗi NCT lại có tới 5-6 bệnh. Họ rất cần những dịch vụ, đội ngũ có chuyên môn trong việc chăm sóc chuyên biệt lão khoa. Chưa kể, họ cần cả những dịch vụ tư vấn tâm lý, giải thích bệnh tật cho chính bản thân họ và người thân của họ. Nhưng hiện nước ta vẫn chưa có nhân lực được đào tạo bài bản để đáp ứng công việc này. Đó là chưa nói đến việc thiếu cả bác sĩ, điều dưỡng lão khoa, thậm chí có tỉnh còn chưa có chuyên khoa lão.

Kết quả khảo sát thực trạng nhà dưỡng lão và trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội (năm 2016-2017) cho thấy mô hình trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội hiện có 3 trung tâm bảo trợ xã hội. Không chỉ thiếu về nhân lực (10 người bệnh mới có 1 nhân viên chăm sóc), cơ sở vật chất tại các trung tâm cũng nghèo nàn, thiếu dụng cụ tập phục hồi chức năng. 

Còn đối với mô hình nhà dưỡng lão có thu phí do các tổ chức ngoài công lập xây dựng và vận hành, điều kiện cơ sở vật chất được bảo đảm, đủ nhân viên, hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ. Tuy nhiên, do mức phí ấn định từ 4 đến 9 triệu đồng/tháng tùy vào từng gói dịch vụ và mức độ cần được chăm sóc của NCT nên không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ này.

GS.TS Phạm Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống nhân lực chăm sóc NCT. Điều dưỡng của chúng tôi phải kiêm cả công việc của người chăm sóc, đó là một áp lực quá lớn và không thể hoàn thành vai trò này. Người nhà bệnh nhân thường phải thuê người chăm sóc ngoài, vừa tốn kém, vừa không đảm bảo vì họ không có chuyên môn, không được đào tạo. Nhu cầu có một đội ngũ những người chăm sóc NCT là vô cùng lớn.

Trước thực trạng đó, đòi hỏi cần nâng cao năng lực của hệ thống y tế về chăm sóc NCT. Cụ thể là đưa lão khoa vào danh mục ưu tiên, triển khai quyết liệt việc thành lập khoa lão tại các bệnh viện, tổ chức phòng khám cho NCT tại các khoa khám bệnh. Cần tăng cường và đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc NCT như: Phát triển hệ thống nhà dưỡng lão, đặc biệt là nhà dưỡng lão có chăm sóc y tế; khu chung cư dành cho người già, mở thêm trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội ban ngày cho NCT,...

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.