Cơ sở bánh mỳ Phượng bị phạt hơn 110 triệu đồng, đình chỉ 3-5 tháng

(PLVN) - Cơ sở bánh mỳ Phượng ở TP Hội An (Quảng Nam) sẽ bị phạt tiền hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng vì gây ra vụ ngộ độc thực phẩm cho nhiều người.

Ngày 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế Quảng Nam cho biết, cơ quan chức năng đã làm việc với chủ cơ sở bánh mỳ Phượng (địa chỉ 2B Phan Châu Trinh, TP Hội An) thông báo kết luận vụ ngộ độc, các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt.

Trước đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với chủ cơ sở bánh mỳ Phượng về kết quả kiểm tra, xác minh ngộ độc để hoàn chỉnh hồ sơ xử lý vi phạm.

Cơ quan chức năng làm việc với chủ cơ sở bánh mỳ Phượng, TP Hội An.

Cơ quan chức năng làm việc với chủ cơ sở bánh mỳ Phượng, TP Hội An.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm bánh mỳ Phượng của Viện Pasteur Nha Trang, có 7/12 mẫu dương tính với khuẩn Bacillus cereus sinh độc tố và Salmonella SPP. Hai loại vi khuẩn nguy hiểm này được phát hiện trong chả heo, thịt heo xíu, xíu mại, rau răm, xà lách, hành, dưa leo. Đây chính là nguyên nhân làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm vào ngày 11/9 vừa qua.

Theo ông Đạt, qua kiểm tra, cơ sở bánh mỳ Phượng đã có 5 hành vi vi phạm về quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó hành vi nghiêm trọng nhất là chế biến thực phẩm gây ngộ độc cho hơn 5 người (mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), theo quy định nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

“Tổng mức phạt tiền cơ sở bánh mỳ Phượng là 110,5 triệu đồng. Đồng thời, rút giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm của cơ sở này từ 3 tháng đến 5 tháng”, Chánh Thanh tra Sở Y tế Quảng Nam thông tin.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng được điều trị tại Bệnh viện Vĩnh Đức.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng được điều trị tại Bệnh viện Vĩnh Đức.

Ngoài ra cơ sở còn phải khắc phục hậu quả như chịu chi phí điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc, xét nghiệm mẫu thực phẩm.

Tại buổi làm việc, chủ cơ sở cũng thống nhất với hành vi và mức xử phạt, hình thức phạt bổ sung. Mong muốn xem xét tình tiết giảm nhẹ vì đã chủ động khắc phục, dừng hoạt động, phối hợp để xử lý vụ việc. Đoàn kiểm tra đang củng cố các hồ sơ đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt.

Đến thời điểm này, tất cả bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, mong được khách hàng thông cảm, đồng thời cam kết sẽ đem lại những ổ bánh mì tốt nhất, an toàn nhất khi được cho phép mở cửa trở lại.

Trong 2 ngày xảy ra ngộ độc hàng loạt là 11/9 và 12/9, cơ sở bánh mỳ Phượng 2 bán ra lần lượt 1.920 và 1.700 ổ bánh mỳ, giá bán từ 20.000 - 35.000 đồng/ổ.

Trong 2 ngày xảy ra ngộ độc hàng loạt là 11/9 và 12/9, cơ sở bánh mỳ Phượng 2 bán ra lần lượt 1.920 và 1.700 ổ bánh mỳ, giá bán từ 20.000 - 35.000 đồng/ổ.

Như Pháp luật Việt Nam đã thông tin, chiều 12/9, Trung tâm Y tế TP Hội An tiếp nhận thông tin 5 người trong 1 gia đình bị ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ Phượng. Sau đó, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, đến nay ghi nhận 141 người có biểu hiện ngộ độc.

Thời gian ăn bánh mỳ của các bệnh nhân rải rác từ 8 giờ ngày 11/9 đến 20 giờ cùng ngày. Khoảng cách giữa thời gian xuất hiện triệu chứng và thời gian ăn ít nhất là 2 giờ, nhiều nhất là 16 giờ (thời gian ủ bệnh từ 2-16 giờ). Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng nôn mửa, đau bụng, sốt cao, đi tiêu lỏng nhiều lần và kéo dài.

Đọc thêm

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.

Quảng Ninh mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS

Các lực lượng đã diễu hành trên một số tuyến đường trung tâm của TP Hạ Long nhằm tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch HIV/AIDS khỏi cộng đồng.
(PLVN) -  Lễ mít tinh có đại diện lãnh đạo các sở; ban; ngành; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; cùng đông đảo đoàn viên thanh niên; đại diện cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng
(PLVN) - Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên. Quyết định này nhận được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Mạnh mẽ vượt qua “căn bệnh thế kỷ”

Người mắc bệnh HIV hoàn toàn có thể đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. (Ảnh: Anh Đồng Đức Thành - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Hơn 3 thập niên trước, việc chẩn đoán nhiễm HIV được xem như “án tử” đối với bất kỳ một ai. Không những thế, bản thân những người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử. Nhờ sự phát triển của y học, tiến bộ trong suy nghĩ của xã hội mà rất nhiều bệnh nhân HIV đã có thái độ lạc quan, sống chung với bệnh tật.

Nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030: Rất cần sự hỗ trợ không nhỏ từ pháp luật

Đẩy mạnh truyền thông cũng là giải pháp để nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 ở Việt Nam. (Nguồn: ĐBND)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt phóng viên báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2024) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức, ông Raman Hailevich - Giám đốc Quốc gia UNAIDS tại Việt Nam đã đánh giá cao những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc củng cố khung pháp lý về HIV nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu.

Bảo đảm công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Mô hình cung cấp dịch vụ lưu động và tiếp cận cộng đồng mang dịch vụ đến gần hơn với các nhóm nguy cơ cao. (Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai)
(PLVN) - “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” là chủ đề Việt Nam lựa chọn cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Chủ đề lựa chọn năm nay được đưa ra dựa trên bối cảnh cụ thể và có ý nghĩa quan trọng khi công bằng và bình đẳng là “liều thuốc” hiệu quả nhất trong phòng, chống HIV/AIDS.

'Chạy đua với thời gian' cứu nam thanh niên suy tim giai đoạn cuối

Các bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối.
(PLVN) - Các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa "chạy đua với thời gian" để đưa trái tim từ người cho chết não tại Bệnh viện Quân Y 103 (Hà Nội) về ghép thành công cho bệnh nhân H.T.P (23 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13.

Chiêu bài thuốc lá điện tử không nicotine 'che mắt' giới trẻ

Thuốc lá điện tử được quảng cáo không nicotine rao bán tràn lan trên mạng xã hội.

(PLVN) - Sự đa dạng quá mức của sản phẩm, các loại hương vị khác nhau với nhiều nguy cơ sức khoẻ chưa được biết đến, nguy cơ trộn lẫn ma tuý tổng hợp, ngành công nghiệp thuốc lá tìm mọi cách can thiệp vào chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá như: Lách luật quảng cáo, kẽ hở định nghĩa sản phẩm; Sử dụng chiêu bài thuốc lá điện tử không nicotine để che mắt... là những thách thức từ thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Đình chỉ hoạt động tiệm bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu khiến hơn 130 người nhập viện

Bệnh viện Vũng Tàu tiếp nhận hàng chục trường hợp có biểu hiện nghi ngộ độc sau ăn bánh mì.

(PLVN) - Liên quan đến vụ việc hơn 130 người ở Bà Rịa - Vũng Tàu có biểu hiện nghi ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại một cửa hàng trên địa bàn, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm và tạm đình chỉ hoạt động của tiệm bánh mì nói trên để điều tra.