Cơ chế nào giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành?

Cơ chế nào giúp đẩy nhanh tiến độ  xây dựng sân bay Long Thành?
(PLO) - Trước nhiều nguy cơ chậm tiến độ tại dự án Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, khoa học đã mổ xẻ nguyên nhân và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ của dự án cấp quốc gia rất được trông đợi này.

“Loay hoay” tìm giải pháp

Sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, khi hoàn thành sẽ là cửa ngõ hàng không lớn nhất của cả nước. Dự án cũng được kỳ vọng trở thành cảng hàng không trung chuyển của khu vực mang lại nguồn thu lớn cho ngành hàng không, dần hình thành nên một thành phố sân bay, tạo động lực phát triển cho khu vực Nam Bộ và cả nước. Dự án cũng là lời giải triệt để cho tình trạng quá tải, ách tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Tại Hội thảo “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành” tổ chức tại TP HCM ngày 28/3/2018, chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam cho rằng việc chọn từ “loay hoay” là từ chuẩn để mô tả dự án sân bay Long Thành. Lý giải về vấn đề này, ông Nam cho rằng các cơ quan vẫn chưa rõ mô hình đầu tư: “Một dự án đầu tư chỉ thật sự bắt đầu, khi làm rõ được việc ai đầu tư? Họ xuống tiền với tư cách nào, là nhà đầu tư hay là tổ chức tín dụng? Họ xuống tiền bao nhiêu, khi nào và cho hạng mục đầu tư nào?”. Khi nào có đủ hành lang pháp lý cho dòng tiền chuyển dịch thì lúc đó dự án đầu tư mới thật sự bắt đầu, ông Nam nhấn mạnh.

Tháng 6/2015, chủ trương xây dựng CHKQT Long Thành đã được Quốc hội thông qua. Dự kiến, sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động, sân bay Long Thành đón 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Theo kế hoạch, giai đoạn một chậm nhất năm 2025 phải hoàn thành và đưa vào khai thác một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dựa trên thực tế triển khai, sân bay Long Thành đã bị chậm hơn so với thực tế bởi nhiều lý do. Trong đó nguyên nhân lớn nhất được đưa ra là nguồn vốn đầu tư và vấn đề giải tỏa, đền bù. Bởi theo theo Nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư CHKQT Long Thành có tổng diện tích thu hồi là hơn 5.000 ha, ảnh hưởng khoảng 47.000 hộ dân với chi phí giải phóng mặt bằng gần 23.000 tỷ đồng. 

Dự kiến của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tháng 6/2020 sẽ khởi công dự án và năm 2023 đưa dự án vào khai thác, tuy nhiên tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng tiến độ xây dựng sân bay sẽ bị chậm, có khả năng phải đến năm 2021 mới có thể khởi công. 

Mổ xẻ khó khăn

Ông  Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh việc xây dựng sân bay Long Thành sẽ là một bước đệm to lớn đối với sự phát triển của lĩnh vực hàng không, nhất là theo dự báo Việt Nam sẽ  là một trong năm khu vực có tốc độ tăng trưởng  hàng không cao nhất trong một thập kỷ tới.

Trên thực tế việc thực hiện giải phóng mặt bằng dự án được triển khai từ chủ trương, dần đến triển khai chi tiết, được dành một nguồn vốn nhất định của nhà nước và được nghị quyết Quốc hội đã thông qua.

Theo ông Đông, hiện tại dự án đã có vốn sẵn sàng, dự kiến 23.000 tỉ. Tuy nhiên, việc sân bay Long Thành được xây dựng vẫn đang đứng trước những thách thức cực kỳ lớn, trong đó việc giải phóng mặt bằng không phải lúc nào cũng là một công tác dễ dàng.

“Chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi về huy động nguồn lực từ vốn nhà nước, thành phần tư nhân tham gia. Giải quyết bài toán về cơ chế chính sách, lựa chọn nhà đầu tư. Thu hút nguồn vốn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức, vốn trong nước hoặc là nguồn vay. Trong tình trạng trần nợ công như hiện nay thì việc vay vốn sẽ phải gặp những khó khăn nhất định”, ông Đông nhận định.

Nhiều chuyên gia nhận định, nếu dự án chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng, cụ thể là những hệ lụy kéo theo sẽ không được giải quyết, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ đội lên rất nhiệt và quan trọng hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, vật chất và tinh thần người dân và tổ chức trong vùng dự án. Cả nước cũng sẽ mất đi nhiều cơ hội từ các nhà đầu tư quốc tế. Vì vậy, việc sớm triển khai, hoàn thành dự án cũng là mong mỏi chung của cả nước; trước hết là người dân và chính quyền Đồng Nai, TP HCM.

Đề xuất giải pháp

Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hòa - Chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, phát triển sân bay Long Thành không chỉ là vấn đề giao thông mà còn là vấn đề quan trọng của phát triển kinh tế xã hội, đô thị TP HCM, vùng TP HCM và cả nước.

Ông Hòa cho rằng sân bay Long Thành đã được nghiên cứu đề xuất từ trước đây (năm 1975) cùng với sân bay Tân Sơn Nhất, vì vậy mà cho tới thời điểm hiện nay, Tân Sơn Nhất vẫn là sân bay mang tính chất vùng. “Theo chúng tôi, ngay cả trong tương lai khi mà Long Thành xây dựng xong thì tính chất vùng của Tân Sơn Nhất vẫn không hề mờ nhạt”, ông Hòa khẳng định.

Đề xuất việc thực thi quyết sách này hiệu quả và thực sự đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nêu quan điểm: Dự án sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai làm khá tốt trong hoàn cảnh việc giải tỏa mặt bằng khá khó khăn, kinh phí bồi thường tái định cư khá thấp chứ không cao như ở các thành phố lớn. Ông Võ cho rằng Nhà nước xây dựng theo khung tái định cư ở huyện Long Thành hiện nay là khá tốt,  không có gì phức tạp. Ngoài ra, người bị Nhà nước lấy đất thì bồi thường cùng giá trị khu đất hoặc tính ra bồi thường bằng tiền, làm hài lòng giá trị thu hồi đất đối với dân, đó cũng là một trong những mấu chốt để đẩy nhanh tiến độ xây sân bay Long Thành. Ông Võ còn nhấn mạnh, có thể lấy đất bồi thường đất (có thể không cùng loại) chứ không nhất thiết phải bồi thường bằng tiền... 

Theo ông Võ, cần tham khảo mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc mỗi khi xây dựng dự án. Chính quyền không chi tiền ngân sách vào dự án đó, mà họ lấy kinh phí sinh lời từ mảnh đất đó để thực hiện xây dựng. Ngoài ra, cơ chế và Luật đất đai hiện hành ở nước ta cần chỉnh sửa lại để phù hợp với tình hình thực tế.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng cho ý kiến về bài toán vốn để xây dựng sân bay cần được giải quyết theo hình thức hợp tác công tư tách bạch theo từng gói thầu và thực thi cuốn chiếu trên từng hạng mục. Bài toán này cũng có hướng giải nếu định hướng và có phương án xử lý tốt từ mấu chốt đất đai.

Và để thực hiện những vấn đề trên, cần một cơ chế đặc biệt nếu theo Luật định hiện hữu còn vướng mắc. Cơ chế đặc biệt cụ thể ra sao, cần được các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đồng thuận và tham mưu cho Chính phủ đề nghị Quốc hội cho thực hiện.

Đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Ngọc Hưng - Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, đất khu vực Long Thành cũng tăng giá theo kiểu tự do. Do đó, chính quyền tính tới phương án định giá lại sao cho đảm bảo lợi ích giữa nhà nước với người dân, để cho người dân không thiệt thòi. 

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.