Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Chuyện về nữ Chi cục trưởng Thi hành án dân sự phố Nối

Chị Trương Thị Thanh Thúy, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Chị Trương Thị Thanh Thúy, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Khác với tưởng tượng của chúng tôi về một người thủ lĩnh trong công tác thi hành án nức tiếng phố Hiến, chị Trương Thị Thanh Thúy, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự ( THADS ) thị xã Mỹ Hào (Hưng Yên) tỉ mỉ pha mời chúng tôi những tách trà cầu kỳ của người sành trà. Chị nói, công việc bề bộn nên uống trà với chị như khoảng lặng cần thiết để cân bằng cuộc sống.

Khi nghề chọn người

Chị Trương Thị Thanh Thúy sinh năm 1971 tại Văn Lâm, Hưng Yên. Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật chị trở về quê hương và được nhận vào vị trí Thư ký tại Tòa án. Thế rồi, chị làm chưa được bao lâu thì Thi hành án (THA) tách ra từ Tòa án năm 1993 và chị có cơ duyên sang lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ này. Lúc đó, chị mới lấy chồng, sinh con, nghĩ rằng sang THA sẽ nhàn, có thời gian chăm sóc gia đình, nhưng thực tế không phải như vậy.

Lúc bấy giờ đi đến đâu người ta cũng bảo “cái đội thi hành án ấy mà”, ý nói cái đội thu nợ, đi đòi thuê... khiến nhiều khi chị tủi thân ứa nước mắt, nhưng từng bước chị cùng đồng nghiệp đi qua những ngày tháng ban đầu “mủi lòng” đó ... Bởi đặc thù của công việc vốn đã không được bên chấp hành án đón nhận và không hợp tác, thế nên, chị luôn phải tìm các biện pháp mềm dẻo để giải quyết các tình huống trong thực thi nhiệm vụ cho hợp tình, hợp lý.

Có những vụ án dân sự chị phải mất thời gian từ 3h chiều đến nửa đêm, khi bị dân “quây” lấy chị “doạ dẫm bước qua xác” thì làm gì mới được làm. Chị còn nhớ một vụ việc vào khoảng năm 2005, khi bắt đầu thấy các dấu hiệu phức tạp, anh em chấp hành viên điện thoại, thông tin về chị phải đến trực tiếp để nắm tình hình, lúc đó, chị không mặc trang phục ngành. Khi tiếp cận trực tiếp vụ việc có dấu hiệu “phức tạp” chị đã phối hợp cùng với công an và chính quyền xử lý, đảm bảo an toàn cho chấp hành viên.

Đặc thù của công việc THA thì cứ mỗi năm lại nhiều lên, công việc tăng lên, cứ năm sau cao hơn năm trước, thậm chí tăng lên rất nhiều. Chưa kể, nhiều loại tội phạm mới như công nghệ cao, kéo theo càng thêm phức tạp, đa dạng. Trong khi đó, số lượng đối tượng trong một vụ án hình sự liên quan đến việc THA khá đông và rải rác khắp nơi...

Sau gần 33 năm gắn bó trong công tác THADS, chị Thuý có trên 30 năm làm công tác quản lý với rất nhiều thăng trầm buồn vui của nghề. Điều chị vui là từng đó năm với hai đơn vị chị quản lý (thời kỳ đầu là Chi cục THADS huyện Văn Lâm, và nay là Chi cục THADS huyện Mỹ Hào) về cơ bản đơn vị không có khiếu nại. Do chị luôn tâm niệm, luôn xác định công tác tiếp dân và giải quyết quyền lợi của người dân cần thỏa đáng đôi bên thì khiếu nại sẽ hạn chế trong lĩnh vực mình xử lý và phụ trách.

Và để cho dân hiểu thì cán bộ THA luôn phải kiên trì không chỉ ngày một ngày hai, thậm chí đêm hôm mới gặp họ ở nhà. Theo đó, chấp hành viên phải trò chuyện, giải thích, để các bên có thể đối thoại. Bởi vậy, công việc của chị để đi đến kết quả cuối cùng, nhiều khi chị vừa là hòa giải viên, vừa là trọng tài.

Thực tế, có những vụ việc dù có liên quan đến bản án, nhưng nói về trách nhiệm thuộc về cơ quan THA là chưa phải trách nhiệm. Do đó, đơn vị chị thường phải vào cuộc cùng với địa phương để tháo gỡ những khúc mắc ngay từ đầu.

Đơn cử, những vụ tranh chấp đất đai, dân sự... tưởng đơn giản, khi đơn vị tới thực hiện THA thì sự thật là việc chia nhà nhưng không chia lối đi lại là vấn đề nan giải. Chưa kể, khi tuyên án tại tòa bị lệch về số mét trên diện tích đất là chuyện thường xuyên. Có những trường hợp phân chia còn bị “băm” vào giữa nhà nên vô cùng khó khăn cho công tác THA.

Chị Thuý cùng chấp hành viên đang tuyên truyền, vận động người dân trong vụ tranh chấp đất đai chấp thuận THA Chị Thuý cùng chấp hành viên đang tuyên truyền, vận động người dân trong vụ tranh chấp đất đai chấp thuận THA

Còn nhớ, hồi chị còn quản lý ở huyện Văn Lâm hơn 10 năm trước, khi chia diện tích đất cho một dòng họ. Theo đó, phần đất THA liên quan đến phần giữa nhà thờ. Đêm hôm đó, sau khi thuyết phục được cả dòng họ đó họp, chị đang ngồi nói chuyện thì một ông trong họ cầm dao xông tới, con dao chém phập xuống bàn, nói chị ở đâu mà lại vào giữa họ tôi xưng “tôi” trong khi tuổi chỉ đáng tuổi con cháu các cụ... Lúc đó, chị đã giữ được thái độ bình tĩnh để từ tốn giải thích “phận sự” công việc mà mình đang phải đảm nhận.

Có những vụ việc mà khi tiến hành buộc phải cưỡng chế người già, vụ việc THA này thường bị chi phối mất nhiều thời gian và công sức nhất. Như vụ con nhốt mẹ trong nhà để chống THADS, vụ việc gian truân mà chị cùng đồng nghiệp cùng địa phương phải thừng xuyên xuống hiện trường vào lúc nửa đêm...

Chị nói, dù bước vào thời 4.0 nhưng THA vẫn là con người làm việc trực tiếp với những phát sinh hàng ngày, hàng giờ chứ không thể ngồi một chỗ lên kế hoạch vụ việc được. Chị nói “ví dụ như hôm nay, từ sáng đến cuối chiều anh em bảo nhau đi cơ sở đến 34 vòng. Bởi khi phát sinh mỗi vụ việc mà chấp hành viên không xuống ngay là không được giải quyết, nghĩa là phát sinh đến đâu, mình phải giải quyết đến đấy, phải dứt điểm chứ không thể để dây ra được. Thực tế, hôm nay có thể đạt đến thỏa thuận để THA nhưng ngày mai họ lại có thể thay đổi, vì quyền lợi sát sườn họ đâu dễ buông”...

Mỗi năm hàng ngàn vụ việc phải thi hành

Những năm qua, trong quá trình thực thi công vụ, Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào luôn bảo đảm quyền lợi của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, trong đó lợi ích của người dân luôn được coi trọng.

Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào vừa giải quyết thoả thuận về tài sản cho các đương sự theo Bản án số 60/2023/PTDS ngày 30/11/2023 của TAND tỉnh Hưng Yên

Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào vừa giải quyết thoả thuận về tài sản cho các đương sự theo Bản án số 60/2023/PTDS ngày 30/11/2023 của TAND tỉnh Hưng Yên

Theo chị Trương Thị Thanh Thúy, năm 2024 số lượng việc, tiền thụ lý mới đều tăng. Trong đó tăng đột biến số thụ lý về việc tăng 38.4% việc thụ lý mới phải THA, số việc thi hành xong tăng 136 việc tương ứng 32.2% so với cùng kỳ năm 2023; về tiền tăng 14.628.262.000 đồng, tăng 25.8% trên số mới thụ lý so với cùng kỳ năm 2023, giải quyết THA xong, tăng 58.625.763.000 đồng, tương ứng tăng 243,3% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả năm 2024 Chi cục đạt tỷ lệ 86.53% về việc vượt 2.88% so với chỉ tiêu giao; và về tiền đạt tỷ lệ 52.01%, vượt 5.26% so với chỉ tiêu giao.

Thật khó tưởng tượng khi với hàng ngàn vụ việc, nhưng đơn vị chỉ có 8 nhân sự thực hiện. Cụ thể năm 2024, tổng số việc giải quyết 1.043 việc; Ban chỉ đạo THADS thị xã Mỹ Hào được giao chỉ tiêu năm 2024 là 05 việc lớn, tương ứng với số tiền là 7.662.358.000 đồng. Do thụ lý mới số tiền lãi suất là 468.924.000 đồng nên tổng số tiền phải THA là 8.131.282.000 đồng.

Theo đó, đơn vị đã thi hành xong 04 việc, tương ứng với số tiền là 6.932.686.000 đồng (vụ Công ty Hưng Thảo và Sacombank; vụ Bắc, Hương và Ngân hàng Sacombank; vụ Nguyễn Chính và 5 hộ dân ở Phường Bần Yên Nhân; vụ Nhâm, Nước ở phường Dị Sử). Đạt tỷ lệ 80% về việc và đạt 85,26% về tiền. Còn tồn phải thi hành là 01 việc tương ứng số tiền 1.198.596.000 đồng (vụ Tuyết Định với Ngân hàng Agribank). Hiện chấp hành viên đã cho các bên đương sự thoả thuận việc THA; dự kiến vụ việc này sẽ thi hành xong vào tháng 3/2025...

Trong số việc/tiền đã thi hành xong, nhiều vụ việc liên quan đến các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức tín dụng. Để bảo đảm quyền lợi hài hòa giữa các tổ chức, cá nhân, đồng thời làm tốt công tác dân vận, Chi cục đã chú trọng việc tổ chức đối thoại giữa Chi cục với các bên liên quan; tổ chức cho các đương sự đối thoại với nhau để thỏa thuận, tìm tiếng nói chung; vận động, thuyết phục người được THA (tổ chức tín dụng) thực hiện miễn, giảm lãi suất cho người phải THA... Nhờ đó, nhiều vụ việc ngân hàng đã thực hiện giảm cho người vay từ 30% đến 50%, thậm chí có vụ việc giảm đến 80% lãi suất phải trả, giúp người dân giảm áp lực về trách nhiệm trả nợ, sớm lấy lại tài sản thế chấp để ổn định cuộc sống.

Chị Trương Thị Thanh Thúy cũng chia sẻ: “Quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án, Chi cục luôn coi trọng lợi ích của người dân, tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định lại cuộc sống”...

Chị Trương Thị Thanh Thuý vinh dự đón nhận Bằng khen năm 2024

Chị Trương Thị Thanh Thuý vinh dự đón nhận Bằng khen năm 2024

Chia sẻ về những thành tích trong đơn vị, chị Thuý nhấn mạnh, từ nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân đã tạo nên thành tích chung của đơn vị, đạt kết quả tốt trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, 3 năm liền (từ năm 2022) Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào được Bộ Tư pháp công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”, năm 2024 được đề nghị Bộ Tư pháp tặng “Cờ thi đua ngành Tư pháp”.

Tuy nhiên, theo chị Thúy, thời gian tới nhiệm vụ THADS còn rất khó khăn, phức tạp, khó dự báo trước về lượng án phát sinh mới thụ lý, nên công tác THADS cần sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương; sự chỉ đạo sát sao của ngành cấp trên; sự phối hợp của các ngành hữu quan và chính quyền cơ sở.

Cùng sự đồng thuận của nhân dân và ý thức chấp hành của công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thành công và sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác THA, góp phần đưa bản án, quyết định của Toà án có ý nghĩa thực thi trên thực tế, đảm bảo cho các bên liên quan đến việc chấp hành pháp luật...

Chia tay người phụ nữ kiên cường, dũng cảm trên “mặt trận” THA phố Hiến khi những nhánh lan đang trổ bông bên thềm mùa Xuân, chúng tôi tin vào một năm mới với những nỗ lực không ngừng và những điều đẹp đẽ đang ở phía trước...

Chị Trương Thị Thanh Thúy, Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Mỹ Hào (Hưng Yên) từ năm 2013 - 2023: liên tục “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Trong đó: năm 2013, 2014, năm 2020, năm 2022, năm 2023 được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; năm 2017, 2022, 2023 đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Năm 2013, 2014, năm 2022, và năm 2023 đạt danh hiệu “Chiến sỹ Thi đua cơ sở”.

Năm 2013, chị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen “Có thành tích xuất sắc năm 2013”; năm 2014 Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm chuyển giao công tác Thi hành án dân sự (giai đoạn 1993-2013)...

Năm 2023 được Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, trong đó, năm 2023, chị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen “có bề dầy thành tích, đóng góp tích cực cho công tác Thi hành án dân sự giai đoạn 1993-2023”, và Bằng khen do “có thành tích xuất sắc trong các năm 2022, 2023.

Đọc thêm

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.

Nữ Bí thư Đảng ủy xã hết lòng, dốc sức vì người dân

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
(PLVN) - “Không có niềm vui nào lớn hơn là làm được nhiều việc tốt cho dân, chỉ mong bà con ngày càng có cuộc sống no đủ, hưởng thụ thành quả đổi mới…”, chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tâm sự.

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.
(PLVN) - Liên quan đến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc sớm quản lý đồng tiền kỹ thuật số dưới dạng một loại tài sản ảo, nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “sàn giao dịch” cho hoạt động này..., Báo Pháp luật Việt Nam đã có trao đổi với ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.

Tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân

Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.