Chuyện ly kỳ chưa kể xung quanh lăng mộ Ngô Quyền ở vùng đất hai Vua

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, Ngô Quyền được biết đến là vị vua chính thức kết thúc cuộc chiến gần một ngàn năm Bắc Thuộc. Đường Lâm - Sơn Tây (Hà Nội) chính là nơi “chôn nhau cắt rốn” và cũng nơi chôn cất của vị Vua anh hùng ấy. Nơi đây lăng mộ của ông vẫn như luôn hiển linh với những câu chuyện bí ẩn chưa một lần từng được lý giải.
Đền thờ vua Ngô Quyền ở Đường Lâm.
Đền thờ vua Ngô Quyền ở Đường Lâm.

Để góp phần lý giải những huyền tích này, tôi đã đến vùng đất thiêng xứ Đoài để gặp người dân bản địa và vị thủ từ đền thiêng để nghe, hiểu và chia sẻ cùng bạn đọc những huyền tích mà không phải ai cũng được một lần nghe và trải nghiệm trong đời.

Đền thờ, lăng mộ Ngô Quyền và rặng duối cổ lịch sử

Lịch sử ghi lại, trận Bạch Đằng lịch sử diễn ra cuối tháng 12 năm Mậu Tuất (938). Lúc đó Ngô Quyền lập kế dụ đoàn chiến thuyền của giặc vào trận địa cọc ngầm, tiêu diệt toàn bộ quân giặc, chém chết chủ tướng Hoằng Tháo.

Chỉ tiếc ông mất quá sớm, với những đóng góp lẫy lừng của mình nhưng Ngô Quyền chỉ hưởng dương 47 tuổi. Sau này đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía Đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi, một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích. Bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Rặng duối cổ ở Đường Lâm.

Rặng duối cổ ở Đường Lâm.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền).

Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia. Người dân Đường Lâm bao đời nay rất tôn kính rặng duối cổ này như tôn kính một vị thần. Không một ai dám thất kính, chặt phá. Vì trong tâm thức của họ đó là nơi Vua Ngô từng buộc voi chiến, ngựa chiến khi chuẩn bị ra trận. Tôn trọng Vua, dân làng gìn giữ cả những gì thuộc về ngài, thuộc về lịch sử.

Với mỗi người dân Đường Lâm, rặng duối cổ đã trở thành hình ảnh thân thương, gắn bó như máu thịt của họ. Tự bao đời nay, người Đường Lâm vẫn giữ tục lệ cho người chết “chào vĩnh biệt” rặng duối cổ trước khi nằm dưới ba tấc đất. Khi đưa người quá cố ra nghĩa địa, lúc đi qua rặng duối này, người ta đều dừng lại để làm thủ tục cho người mất vĩnh biệt thế giới này đến thế giới khác. Các cụ già sẽ “chèo đò” hát làm lễ tiễn biệt linh hồn tại khu đồng Hồ - từng là dòng sông Hồ chảy ra sông Hồng, sau này khi sông tiến ra xa, quá trình bồi đắp thành đồng. Đó là nghi thức để người đã mất một lần nữa tưởng nhớ công lao của Vua Ngô Quyền trước khi về cõi vĩnh hằng. Và đó cũng là cách để người ra đi “nhìn” thấy hình ảnh quê hương thân yêu của mình lần cuối cùng.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Giải mã những bí ẩn về lăng mộ vua Ngô Quyền

Tôi gặp cụ Nguyễn Văn Văn, thủ từ lăng Vua Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) vào một buổi chiều tháng 5 ở xứ Đoài. Câu chuyện cụ kể cho tôi nghe xen lẫn với tiếng mưa rơi ngoài hiên đình Mông Phụ. Tiếng mưa như kéo quá khứ oai hùng mà linh thiêng vọng về trong từng lời kể.

Lăng Vua Ngô Quyền.

Lăng Vua Ngô Quyền.

Cụ cho biết, có một đợt trùng tu lớn nhưng lại không mang lại hiệu quả cao khi nhân dân tronng làng không đồng tình, kịch liệt phản đối bởi trong đó bức bình phong trước cửa lăng được dựng sát và quá cao che mất lăng. Đặc biệt trên bức bình phong còn có hình hổ nhưng được nhận xét là “báo lai chó sói”, xấu xí như… “quái vật”, gây phẫn nộ trong dân chúng.

Điểm khác khiến cụ Văn và không ít người dân Đường Lâm bức xúc là họa tiết trên bình phong thiếu thẩm mỹ. “Trước mộ một vị Vua đặc biệt của dân tộc mà đặt bức bình phong xi măng với hình ông hổ không ra hổ, rồng chẳng giống rồng. Tôi chẳng biết gọi tên mấy con giống trên đó là gì nữa”.

Câu chuyện bên lề khởi đầu cho điều không may ập đến. Bình thường khi trong đền thờ lúc cụ cũng thưởng trà và nồng nhiệt chào đón du khách tới đây để tham quan. Thế nhưng, từ khi có bức bình phong ập tới tâm trạng của cụ bất an hẳn. Bỗng dưng có những tiếng động lạ mặc dù không có người ra vào, không những thế đồ vật ở trong đền thờ liên tục bị rơi đi rơi lại nhiều lần mặc dù được để ở vị trí rất kiên cố dường như nếu không có tác động bàn tay của con người thì điều đó không thể xảy ra.

Cây cối thường ngày cụ chăm sóc bỗng dưng héo úa và chết dần chết mòn ở trước cửa bước vào đền, mái ngói rơi nhiều lúc khiến cụ thót tim. Có những đêm về tiếng chim lợn bay quanh đền thờ khiến giấc ngủ của cụ không còn được như trước. Cụ chia sẻ, một ngày ngủ tới 8 tiếng nhưng từ khi những chuyện không may cứ liên tục kéo tới thì một ngày cụ chỉ ngủ tối đa được 2, 3 tiếng. Cứ liên tục như vậy trong vòng vài tuần khi người dân phát hiện ra bình phong được đặt quá gần, thiết kế quá cao so với lăng làm che khuất tầm mắt của Vua Ngô Quyền.

Đã có một cuộc “họp kín” được thống nhất giữa người dân, trong đó có sự góp mặt của cụ khi nhân dân trong làng đã kịch liệt phản đối kiểu trùng tu lăng như vậy bức bình phong được đập bỏ ngay sau đó trả lại sự nguyên vẹn vốn có của nó cùng lúc hệ thống nước quanh lăng vốn bị người dân phản đối cũng bị đập bỏ để sửa lại.

Từ khi bức bình phong được dỡ bở cụ chia sẻ ngoài tâm trạng cảm thấy phấn chấn hơn thì những chuyện bất thường xảy ra trong đền và lăng dường như không còn. Cuộc sống thanh bình và yên ả đã quay trở lại với ngôi làng cổ Đường Lâm rêu phong cổ kính ấy.

Có thể thấy rằng chuyện về vị Vua Ngô Quyền vẫn ẩn giấu rất nhiều điều bí ẩn khiến người dân địa phương nơi đây lúc nào cũng nổi da gà khi nhắc tới. Bà Yến, một người bản địa kể lại không ít trường hợp du khách tới luôn được nhắc hạn chế quay phim, chụp ảnh nhất là ở trong đền thờ.

Bà chia sẻ: “Có vài trường hợp tôi bắt gặp khi du khách đi vào cung chính, du khách thập phương chụp ảnh lại để làm kỷ niệm thì bỗng dưng máy ảnh chập chờn, đen thui, có lần bà còn bắt gặp trường hợp máy ảnh của du khách đột ngột sập nguồn mặc dù du khách có nói tối hôm trước khi đi tới đây đã nạp đầy pin”.

Câu chuyện làm chúng ta nhớ lại huyền tích ngày xưa về nguồn gốc tên của Vua Ngô Quyền. Khi ông vừa mới sinh đã có ánh sáng lạ đầy nhà. Ông có một dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng. Và rồi như dự đoán ông đã làm nên nghiệp lớn cho mình và cho cả dòng chảy lịch sử Việt.

Vẫn còn câu chuyện khác

Đất Đường Lâm lạ lắm. Vùng đất không chỉ có lăng mộ Ngô Quyền mà còn có tên gọi đất hai Vua. Nơi này còn có Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Cũng có rất nhiều chuyện kể lạ thường về công trạng cũng như sư linh thiên từ nơi yên nghỉ của vị Vua này.

Đất hai Vua đầy sử thi và oai hùng là thế. Vẫn chưa thể kể hết chuyện Vua Ngô Quyền trong một thiên phóng sự. Lại còn đó Bố Cái Đại Vương, đành khất hẹn hầu chuyện bạn đọc trong một phóng sự dài hơi khác…

Cây ngũ gia bì

Ý nghĩa phong thuỷ của cây ngũ gia bì

(PLVN) - Cây ngũ gia bì, một loại cây cảnh phổ biến được sử dụng để trang trí không gian sống, không chỉ làm đẹp môi trường mà còn mang theo mình ý nghĩa phong thủy tích cực.
Cây nguyệt quế

Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế

(PLVN) - Cây nguyệt quế, với vẻ đẹp giản dị và mùi hương dễ chịu, không chỉ là lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho không gian sống của chúng ta mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy.
Cây dây leo mang lại nhiều lợi ích phong thuỷ

Lợi ích phong thuỷ của cây dây leo trong nhà

(PLVN) - Trong xu hướng ngày càng phổ biến của việc trang trí không gian sống bằng cây xanh, cây dây leo đã trở thành một lựa chọn phổ biến không chỉ vì vẻ đẹp thẩm mỹ mà nó mang lại mà còn vì những lợi ích phong thủy và tâm linh mà nó đem đến.
Cây hoa giấy

Ý nghĩa phong thuỷ của cây hoa giấy

(PLVN) - Theo phong thuỷ, cây hoa giấy là cây dạng leo và có nhiều cành, tạo nên một dáng vẻ xum xuê, biểu tượng cho sự đủ đầy, bảo vệ, và hạnh phúc vẹn tròn.
Trong phong thủy, gương được cho là có thể nhân lên nguồn năng lượng trong nhà

Đặt gương trong nhà sao cho đúng?

(PLVN) -  Trong phong thủy, gương được cho là có thể nhân lên nguồn năng lượng trong nhà với những ảnh hưởng có thể tốt hoặc xấu. Vì vậy, khi đặt gương trong nhà cần phải chọn vị trí thích hợp và xác định những vị trí không nên đặt.
Giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn sau ngày dài mệt mỏi. Ảnh minh họa

Kê giường ngủ sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Theo phong thuỷ, khi kê giường ngủ có một số quy tắc cơ bản mà bạn có thể xem xét để tạo một không gian ngủ hợp phong thủy, thuận lợi cho sức khỏe và tình cảm trong hôn nhân.

Phong thuỷ là một yếu tố được nhiều người quan tâm khi kê sofa. Ảnh minh họa

Đặt sofa trong phòng khách sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Khi kê sofa trong phòng khách, gia chủ cần quan tâm đến sự hài hoà, thẩm mỹ, cân đối, phù hợp với không gian kiến trúc,… Ngoài ra, việc kê thế nào cho hợp phong thuỷ cũng là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm.
Cây đu đủ (Hình minh hoạ)

Trồng cây đu đủ trong nhà sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Cây đu đủ không chỉ cung cấp trái chín có nhiều giá trị dinh dưỡng, thơm ngon, mà còn có nhiều tác dụng khác nhau như điều trị hôi chân, làm đẹp,... Ngoài ra, cây đu đủ còn giúp làm đẹp cho không gian sân vườn , nâng cao thẩm mỹ ngôi nhà.
Treo rèm cửa sao cho đúng?

Treo rèm cửa sao cho đúng?

(PLVN) - Treo rèm cửa không chỉ là tạo thẩm mỹ cho căn nhà mà còn ảnh hưởng đến không gian sống và cảm xúc của gia chủ.