Chuyện kỳ lạ về ngôi chùa địa thế 'long hàm ngọc' đất Hà Tiên

Một góc chùa Hà Tiên
Một góc chùa Hà Tiên
(PLO) -Theo các bậc cao niên trong vùng, chùa Hà Tiên (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) tọa lạc trên đồi Hà – nơi có địa thế “long hàm ngọc” linh thiêng. Trải qua hàng trăm năm, hiện chùa được khắp xa gần biết đến như điểm gửi gắm, cứu chữa của người nghèo với hàng nghìn lượt người mỗi năm.

Lịch sử chùa cổ

Theo lời kể, chùa Hà Tiên tọa lạc trên đồi Hà, được xây dựng từ năm Quý mùi (1703), niên hiệu Chính Hòa thứ 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp. Địa thế của chùa được nhiều người am hiểu phong thủy đánh giá là hiếm và quý.

Bởi phía trước chùa nằm ở thế “sơn chỉ, thủy giao”, hai bên đều có gò đất lớn án ngữ tựa hình thanh long, bạch hổ. Chẳng thế mà thuở đất nước có giặc ngoại xâm, bà Lăng Thị Tiêu thấy thế đất lạ nên đã dừng chân tại đây để chiêu binh đánh giặc. 

Theo huyền tích dựng chùa, sau này bà được tôn phong là Quốc Mẫu Tây Thiên nhờ công lao tạo dựng được. Để tưởng niệm bà, người dân lập bài vị thờ Quốc Mẫu tại chùa, gọi là Đức Thánh Đại Vương. Chùa Hà Tiên trở thành nơi đặc biệt khi vừa là điểm kính ngưỡng Phật pháp đồng thời là nơi thờ tự Quốc Mẫu.

Đặc biệt, hễ nhắc đến Hà Tiên không ít người lại nhớ đến danh xưng khác “chùa cầu mưa”. Lý giải câu chuyện trên, một cao niên cho biết, xưa trong vùng thường xuyên phải gánh hạn hán. Khô hạn hoành hành trong một thời gian dài khiến đất đai cằn cỗi, cây cối tàn lụi.

Sống dựa vào nông nghiệp, nhiều người dân lâm vào cảnh đói khát, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực. Tận mắt chứng kiến những khổ nạn đó, vị trụ trì chùa khi ấy là Tịnh Huân đã cho lập đàn tự hóa để cầu mưa. 

Theo đó, sư Tịnh Huân đã nguyện tự thiêu để cầu mưa cho dân vào ngày 30/5 âm lịch. Sau khi phát nguyện trước Tam Bảo và đất trời, ngài đã tọa trong tư thế kiết già. Ngọn lửa thiêu đốt báu thân nhưng hai bàn tay ngài thì vẫn còn nguyên hình dáng.

“Chuyện lập đàn giải hạn, cầu mưa cho dân là xác thực. Ngài tự thiêu để cúng già chi thiên, cầu đảo cho dân. Ngài thiêu hôm 30/5 thì 1/6 mưa lớn. Mưa kéo dài liên tiếp 3 ngày. Tháp của ngài đến thời vua Quang Trung mới suy tôn vị là Bồ tát. Trong bia mới đề là Bồ tát Thích Hải Huân là vì thế”, Thượng tọa Thích Minh Trí trụ trì chùa Hà Tiên cho biết. 

Người dân địa phương cho hay, đến ngày giỗ của vị sư tổ, trời thường đổ mưa. Dân trong vùng tránh nạn hạn hán mất mùa đói kém, mùa màng tươi tốt, đời sống no ấm quanh năm. Ghi nhận công ơn của bậc chân tu, người dân đã dựng ngôi tháp bảo ba tầng để lưu trữ tro cốt của ngài.

Hiện trong vườn mộ tháp của chùa có tất thảy tới 8 ngôi. Phần lớn những bảo tháp này hiện vẫn còn vẹn nguyên với 3 tầng chính. Tháp cao khoảng 3m, có 4 mặt, được dựng bằng gạch nung đỏ kết dính bằng một loại nguyên liệu tổng hợp từ nhựa cây kết hợp với đất sét nhão.

Dù 8 ngôi đều lưu giữ báu thân của các vị cao tăng, tuy nhiên, ở khu vực tồn tại tháp của ngài Tịnh Huân lại “đặc biệt” hơn ở chỗ phần lớn khu vực được bao phủ bởi một cây sanh. Cây sanh này có rất nhiều rễ, bao trùm gần trọn 3 mặt phụ của bảo tháp. Trải qua nhiều thế kỷ cùng bao nắng dãi mưa dầm, cây sanh vẫn hiên ngang sừng sững như vậy. 

Trong chùa còn có giếng cổ được nhiều người biết đến. Một cao niên kể giếng này phát tích và tồn tại cùng ngôi chùa. Trước kia, dân khắp gần xa đều gọi nôm với cái tên giếng Hà, nay nhắc tên cũ chẳng mấy ai nhớ. Người ta thường gọi giếng Ngọc (do lời đồn uống nước giếng sẽ “đẹp như tiên”) và nổi tiếng có dòng nước ngọt lành.

Trải qua bao năm tháng, hiện giếng đã được sửa sang với thành xây kiên cố. “Xưa, vào mùa hạn thì giếng đào cạn, đục không thể dùng được, người dân trong làng lại phải ra giếng cổ múc nước về ăn. Giếng ở chùa Hà Tiên có tiếng “trong xanh, mạch thủy nhiệm màu” nên các cụ xưa vẫn lưu truyền câu ví von:

“Dù ai có xấu như ma/ Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên”. Hàng năm, hễ vào ngày những ngày lễ lớn, khách thập phương ghé chùa lễ Phật xong đều xin nước ở giếng Ngọc, đem về thắp hương và uống”, ông An, một cao niên thuật lại. 

Chùa thường xuyên tổ chức các buổi thiện nguyện giúp đỡ người nghèo và cựu chiến binh
Chùa thường xuyên tổ chức các buổi thiện nguyện giúp đỡ người nghèo và cựu chiến binh

Phòng khám thiện nguyện

Tại chùa Hà Tiên còn có một phòng khám hành thiện cứu người. Giữa chốn u tịch của ngôi cổ tự, không có sự ồn ã, không tiếng nói to, mọi hoạt động từ khâu đón tiếp, chờ và khám bệnh đều diễn ra trật tự trong mùi hương trầm thoang thoảng ấm áp. 

Thượng tọa Thích Minh Trí, trụ trì chùa Hà Tiên cho biết “mô hình” khám chữa bệnh trên được Thượng tọa và những người cộng sự ấp ủ từ lâu. Với mục đích chia sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo, đối tượng chính sách, cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân và phương châm hoạt động xuyên suốt “từ bi trong hành động”, tháng 4/2015, Phòng khám Đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên được khai trương. Phòng khám được bố trí 2 tầng trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông của chùa Hà Tiên. Phòng khám hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Thượng tọa và sư bác Thích Nữ Diệu Nhân.

Nhắc về sư bác Thích Nữ Diệu Nhân, Thượng tọa Thích Minh Trí vẫn nguyên sự cảm kích trước một tấm lòng dám buông bỏ, hi sinh vì chúng sinh. Thượng tọa chia sẻ: “Trước đây, sư bác từng có 18 năm là bác sĩ điều trị, Phó Chủ nhiệm Khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi T.Ư. Hai lần đi thực tập sinh tại Pháp, con đường y học của Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hà (thế danh – PV) đang rộng mở, nhưng đã từ bỏ tất cả để đến với cửa chùa, cứu chữa cho nhiều người khỏi bệnh tật”. 

Dù mới hoạt động khoảng 2 năm, nhưng tính đến nay Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên đã khám và chữa bệnh cho hơn 5.000 lượt bệnh nhân. Trong đó có khoảng 2.000 lượt bệnh nhân được khám và chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. Số còn lại được miễn phí một phần. 

Đến với phòng khám, bệnh nhân thuộc hộ nghèo, các đối tượng chính sách, tăng ni sẽ được miễn hoàn toàn chi phí khám, xét nghiệm và điều trị. Phòng khám cũng không lấy tiền khám đối với các đối tượng khác mà chỉ lấy chút phí tối thiểu để đảm bảo trang trải hàng ngày cho các hoạt động.

Dù mới được thành lập chưa lâu, song với lòng yêu nghề, thực hành giáo lý nhà Phật “từ bi trong hành động”, các y, bác sỹ đã đưa Phòng khám trở thành “địa chỉ vàng” của nhiều bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Một bệnh nhân hồ hởi: “Đến đây, ngoài việc được khám, chữa bệnh như nhiều nơi khác còn có cảm giác được tĩnh tâm. Có lẽ nhờ thế tâm bệnh cũng nhẹ nhàng hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn”.

Chùa Hà Tiên từng hai lần được Bác Hồ ghé thăm. Trong một lần nghỉ trưa, Bác xuống giếng Ngọc uống nước, khen sự trong mát hiếm có. Trong các tài liệu lược sử về chùa Hà Tiên vẫn lưu lại: Ngày 25 tháng giêng năm 1961, sau khi về thăm HTX Nông nghiệp Bình Dương – huyện Vĩnh Tường, nơi có phong trào trồng cây điển hình của miền Bắc, Bác Hồ đã thăm và nghỉ trưa tại chùa Hà.
Bác xuống giếng Ngọc (giếng Hà) và khen nước giếng chùa Hà vừa trong vừa mát. Tưởng nhớ công ơn của Bác đối với dân tộc và nhân dân trong tỉnh, địa phương đã dựng nhà lưu niệm Bác trong khuôn viên chùa. Giếng Ngọc cũng là một trong những hạng mục công trình được đặc biệt quan tâm bảo tồn cùng với công trình tưởng niệm Bác Hồ trong lần trùng tu lớn hiện nay.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.