Chủ động, linh hoạt truyền thông chính sách của Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc kết luận buổi làm việc.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc kết luận buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 13/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì buổi làm việc với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và TGPL; một số đơn vị liên quan về công tác truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong 04 tháng đầu năm 2025.

Tại buổi làm việc, Cục PBGDPL & TGPL kiến nghị, đề xuất trong bối cảnh thực hiện chủ trương của Đảng về mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, triển khai nhiều chính sách đột phá, vượt trội theo 04 Nghị quyết mới của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 57, 59, 66, 68) và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dự kiến số lượng dự án, dự thảo VBQPPL sẽ được xây dựng, sửa đổi, bổ sung là rất lớn.

Để công tác truyền thông chính sách, dự thảo VBQPPL theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL và Nghị định số 78/2025/NĐ-CP được triển khai hiệu quả, thực chất, bài bản, đáp ứng yêu cầu từ sớm, từ xa, Cục PBGDPL & TGPL đề xuất triển khai công tác truyền thông chính sách, dự thảo VBQPPL của Bộ theo hai phương án.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Phương án thứ nhất tập trung tại một đầu mối. Theo đó, Cục PBGDPL & TGPL là đầu mối tổ chức truyền thông tất cả chính sách, dự thảo VBQPPL do Bộ chủ trì và các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.

Với phương án này, Cục PBGDPL & TGPL sẽ tham mưu lãnh Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch chung về truyền thông chính sách, dự thảo VBQPPL của Bộ Tư pháp (có thể là Kế hoạch truyền thông hằng năm gắn với triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hộim chương trình công tác của Chính phủ).

Cục trưởng Cục PBGDPL & TGPL phát biểu tại buổi làm việc.

Cục trưởng Cục PBGDPL & TGPL phát biểu tại buổi làm việc.

Về phương án 2, công tác truyền thông chính sách, dự thảo VBQPPL do các đơn vị thực hiện gắn với trách nhiệm, lĩnh vực quản lý. Cục PBGDPL & TGPL chỉ là đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 672 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục. Lãnh đạo Bộ giao một đơn vị xây dựng pháp luật tổ chức truyền thông các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.

Bà Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng Biên tập Báo PLVN phát biểu tại buổi làm việc.

Bà Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng Biên tập Báo PLVN phát biểu tại buổi làm việc.

Với phương án này, các đơn vị chủ trì xây dựng VBQPPL có trách nhiệm ban hành Kế hoạch truyền thông đối với chính sách, dự thảo được phân công chủ trì soạn thảo; chủ động lập dự toán kinh phí truyền thông trong dự toán kinh phí xây dựng pháp luật để Cục Kế hoạch – Tài chính tham mưu bố trí; thông tin tình hình, kết quả, khó khăn, vướng mắc, giải pháp trong triển khai công tác truyền thông chính sách để Cục PBGDPL & TGPL tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Ông Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đề xuất rằng ngay từ giai đoạn xây dựng dự thảo, cơ quan chủ trì cần lập và chia sẻ kế hoạch truyền thông với tất cả đơn vị liên quan, nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia sâu sát vào từng hoạt động và nắm bắt đầy đủ chủ trương, chính sách.

Song song đó, có ý kiến cho rằng khi một đơn vị đã được giao chủ trì xây dựng chính sách, chính đơn vị ấy cũng nên trực tiếp phụ trách truyền thông. Việc “một đầu mối – một thông điệp” sẽ giúp nội dung được truyền tải kịp thời, nhất quán, bám sát thực tiễn và lan tỏa mạnh mẽ hơn tới người dân, qua đó hình thành làn sóng nhận thức tích cực trong xã hội.

Kết luận buổi làm việc, nhấn mạnh mục tiêu cốt lõi của truyền thông chính sách là giúp xã hội và người dân hiểu, ủng hộ và tuân thủ pháp luật, Thứ trưởng yêu cầu trong giai đoạn xây dựng văn bản phải lý giải rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung; khi ban hành và triển khai thực hiện phải liên tục theo dõi, đánh giá tính khả thi, kịp thời phản ánh bất cập. Nội dung truyền thông chính sách phải được biên tập súc tích, dễ hiểu, tránh sao chép nguyên văn điều khoản pháp lý, qua đó tạo đồng thuận xã hội và củng cố niềm tin của nhân dân.

Về phân công trách nhiệm, Thứ trưởng khẳng định, đơn vị nào chủ trì xây dựng chính sách thì phải chịu trách nhiệm chính trong truyền thông chính sách đó; các đơn vị liên quan có nghĩa vụ phối hợp. Trường hợp Bộ, ngành Tư pháp cần đẩy mạnh truyền thông chính sách nhưng chưa xác định được đầu mối, Cục PBGDPL & TGPL chủ động tham mưu, đề xuất giao một đơn vị đầu mối, chủ trì và điều phối các đơn vị liên quan.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc kết luận buổi làm việc.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc kết luận buổi làm việc.

Để bảo đảm tính bài bản, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị các đơn vị xây dựng pháp luật vào quý IV hàng năm, phải xây dựng kế PBGDPL & TGPL để tổng hợp thành Kế hoạch truyền thông chung của Bộ, ngành Tư pháp và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Đồng thời phối hợp Cục Kế hoạch – Tài chính rà soát, cho ý kiến kinh phí đối với từng đơn vị.

Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ & Pháp luật là hai đơn vị truyền thông của Bộ, phải chủ động phối hợp các đơn vị chuyên môn, bảo đảm nội dung chính sách được truyền thông kịp thời, chính xác; song song với đó, các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác những nội dung cần truyền thông chính sách để báo chí khai thác hiệu quả.

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bình Thuận báo công và dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Sở Tư pháp Bình Thuận báo công và dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bộ Tư pháp
(PLVN) - Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Đoàn công tác của Sở Tư pháp – Hội Công chứng viên tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức chương trình về nguồn thăm viếng, báo công và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp tại thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào sáng ngày 21 tháng 6 năm 2025 theo Kế hoạch số 289/KH-STP ngày 05/6/2025 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận.

Già làng Vì Văn Xồm và hành trình vận động người dân bỏ cây thuốc phiện, xây dựng bản làng văn minh

Già làng Vì Văn Xồm và hành trình vận động người dân bỏ cây thuốc phiện, xây dựng bản làng văn minh
(PLVN) -  Nhiều thập niên qua, ông Vì Văn Xồm (SN 1964), Bí thư Chi bộ Nà Đít (xã Chiềng On, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La) đã cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Ông là người gương mẫu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là tuyên truyền viên tích cực trong việc phổ biến pháp luật nơi biên giới xa xôi của Tổ quốc.

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 24/6, với 407/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 85,15% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Một số điểm mới nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Quang cảnh phiên họp thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, có rất nhiều điểm mới nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Từ “xin - cho” sang “đồng hành - kiến tạo”

Ảnh minh hoạ (Ảnh: hanoimoi.vn).
(PLVN) -  Hội thảo “Khơi thông nguồn lực - Bứt phá phát triển kinh tế tư nhân (KTTN)” vừa được UBND Hà Nội tổ chức, không chỉ thu hút sự chú ý của dư luận Thủ đô, mà của cả nước. Được tổ chức nhằm triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KTTN, Nghị quyết 138/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW; những ý kiến đóng góp, giải pháp, hiến kế được nêu ra tại Hội thảo không chỉ hữu ích với Hà Nội, mà còn để các tỉnh, thành học hỏi.

Đảng bộ Cục THADS Nghệ An: Bản lĩnh, đổi mới, quyết tâm vì mục tiêu chính trị nhiệm kỳ mới

Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An trao quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ Cục THADS Nghệ An nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(PLVN) -  Chiều 23/6, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Nghệ An long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ Cục nhiệm kỳ 2025 – 2030 với sự tham gia của 42 đảng viên trong các chi bộ trực thuộc Cục. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ UBND tỉnh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ông Bùi Thanh An và các đại biểu đến từ các cơ quan đảng.

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số
(PLVN) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào sinh sống. Đồng thời, Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tổ chức các đợt truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng.

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi khảo sát. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Qua thực tiễn triển khai công tác thi hành án dân sự từ năm 2020 đến hết tháng 3/2025 cho thấy, còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh những nguyên nhân như đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án thiếu so với yêu cầu, còn hạn chế về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… thì còn một nguyên nhân từ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan chưa thống nhất, thiếu tính khả thi.