Chính sách & thực tế

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kinh phí dự kiến dành riêng cho chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho lao động là 4.500 tỷ đồng; thế nhưng sau 10 tháng triển khai, mới giải ngân được… 17,1 tỷ đồng. Nghĩa là chủ trương có, chính sách có, quy định có, tiền có; nhưng người lao động vẫn chưa được hưởng.

Chính sách trên nằm trong nhóm 12 chính sách tổng thể thuộc Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng) ban hành ngày 1/7/2021. Để được hỗ trợ, doanh nghiệp (DN) cần đáp ứng điều kiện như đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên cho lao động tính đến thời điểm đề nghị; thay đổi cơ cấu công nghệ; doanh thu giảm 10% trở lên... Mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/tháng/lao động, tối đa 6 tháng. Nghĩa là mỗi trường hợp có thể hưởng tới 9 triệu đồng, một con số không nhỏ so với các chính sách khác.

Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết tới nay các địa phương mới tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoặc xin hướng dẫn của 200 DN. Trong đó, 60 DN gửi hồ sơ đề nghị đào tạo lại cho hơn 30.000 lao động. Sở LĐ-TB&XH của 14 tỉnh, thành phê duyệt hỗ trợ cho 36 DN đào tạo lại gần 9.000 người, tổng kinh phí dự kiến trên 54 tỷ đồng.

Song thống kê của bảo hiểm xã hội (BHXH) tới 17/5 cho thấy cơ quan BHXH của 12 tỉnh, thành mới nhận hồ sơ đề nghị chi hỗ trợ của 31 DN được địa phương phê duyệt. Thực tế, phía BHXH mới giải ngân được 17,1 tỷ đồng (đạt 0,38%), chi đào tạo cho 4.000 người lao động.

Cơ quan này đánh giá việc triển khai chậm, phát sinh vấn đề như danh sách người lao động được phê duyệt khác danh sách thực tế được đào tạo. Một số lao động đã nghỉ việc nên DN phải làm lại hồ sơ, tốn kém thời gian.

Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng thừa nhận tỷ lệ giải ngân rất thấp so với dự kiến ban đầu, dù Tổng cục đã tổ chức khoảng 30 buổi làm việc với địa phương, DN để triển khai.

Vì sao thực tế lại khác với kỳ vọng đến vậy? Theo quy định, hạn nộp hồ sơ là 30/6 và thời gian triển khai đến hết 31/12. Có ý kiến đánh giá từ nay đến cuối năm chính sách chưa chắc đạt mục tiêu khi chỉ còn hơn một tháng nhận hồ sơ đăng ký và 6 tháng đào tạo. “Thời gian gấp rút chẳng khác nào đánh đố DN”, một ý kiến cho hay.

Còn có lý do khác khiến DN không mặn mà với chính sách này. Giai đoạn này, các Cty phải tập trung phục hồi sản xuất để bù thời gian giãn, dừng hoạt động do phòng chống dịch. DN vừa và nhỏ khó chứng minh doanh thu giảm hoặc thay đổi công nghệ sản xuất vì túi tiền có hạn, trong khi một năm qua vừa sản xuất vừa tốn kém chi phí chống dịch. Có chủ DN lo ngại khi đào tạo xong, lao động có thể nghỉ tìm việc khác tốt hơn; ngại kiểm tra của cơ quan chức năng sau khi nhận hỗ trợ.

Lãnh đạo một số trường nghề lẫn DN phân tích, quy định nghe qua rất dễ nhưng thực tế triển khai rất khó, kéo dài 2-3 tháng mới xong một bộ hồ sơ. Mỗi địa phương lại có cách hiểu khác nhau nên DN phải xin ý kiến khắp nơi, giải trình nhiều lần mới được phê duyệt. Lúc DN cần thì không được duyệt, khi được duyệt rồi thì dịch được khống chế, phải tập trung phục hồi sản xuất, “chạy” cho kịp đơn hàng nên không thể tổ chức đào tạo. Thế khó của DN là vẫn phải sản xuất kinh doanh, nên nếu đào tạo lại cần xây dựng chương trình phù hợp, linh hoạt với điều kiện từng nơi.

Ngày 19/5 vừa qua, Thủ tướng đã có Công điện 431/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy với chính sách này, nên chăng cần kéo dài thời gian thực hiện tới hết năm 2023, bỏ quy định DN phải chứng minh phương án duy trì việc làm vì cũng không thể giữ chân khi lao động nghỉ việc; và cấp có thẩm quyền cần tính tới tinh giản điều kiện, hồ sơ nếu muốn chính sách này dễ đi vào thực tế hơn.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.