Chiến dịch giải cứu nghẹt thở: Tự nguyện làm con tin để đồng đội thoát nạn

 Con tàu Maersk Alabama
Con tàu Maersk Alabama
(PLO) - Năm 2009, một băng cướp biển táo tợn đã tấn công tàu Maersk Alabama của Mỹ, chiếm giữ con tàu và 21 thủy thủ đoàn. Thuyền trưởng Richard Phillips, 53 tuổi, đã tự nguyện đứng ra làm con tin để thủy thủ đoàn được an toàn. 

3 vụ cướp biển liên tiếp

Con tàu Maersk Alabama có trọng tải 17.375 tấn, mang trên mình 20 container thực phẩm và các đồ viện trợ khác là con tàu chở hàng nổi tiếng của Mỹ. 

Trước khi bị cướp, tàu nhổ neo từ Djibouti tới cảng Kalindi, thuộc Mombasa, thành phố lớn thứ hai của Kenya. Các sĩ quan chỉ huy cũng như thuỷ thủ đoàn rất đề cao cảnh giác, bởi họ biết rằng số lượng hàng hóa trên tàu Alabama rất dễ trở thành mục tiêu vô cùng hấp dẫn đối với những tên cướp đói ăn ở vùng biển này. 

Mối lo ngại của họ đã trở thành hiện thực khi chỉ trong vài ngày đầu tháng 4/2009, họ đã phải đối mặt với 2 vụ tấn công của hải tặc. Lần đầu tiên, một nhóm những thanh niên đã tiếp cận con tàu, sử dụng súng AK-47 tấn công thuỷ thủ đoàn nhưng cả nhóm đã bị triệt hạ. Lần thứ hai, “băng cướp” chỉ là một tên “đơn thương độc mã”. Tên này cũng nhanh chóng bị “xử lý”. 

Tuy nhiên, 7h15 ngày 4/8, một nhóm hải tặc được trang bị vũ khí, đi trên một tàu cao tốc đã tấn công tàu Maersk Alabama. Băng cướp này được trang bị vũ khí hiện đại và tấn công tàu bất ngờ nên con tàu Maersk Alabama đã bị khống chế và hải tặc đã lên được tàu.

Bị tấn công, cả con tàu náo loạn. Các thuyền viên rung chuông báo động liên hồi. Các thủy thủ đoàn sẵn sàng vũ khí và thề sẽ chống cự quyết liệt. Tuy nhiên, thuyền trưởng Phillips đã ra lệnh cho mọi người bình tĩnh và không chống lại băng cướp. 

Cùng lúc đó, các kỹ thuật viên gửi tín hiệu cấp cứu tới các trạm phát sóng radio và tất cả rút lui về phòng điều khiển cũng như các phòng có an ninh tốt, chốt chặt các lối vào phòng, đồng thời cắt điện và đèn trên tàu. 

Thuyền trưởng Richard Phillips.
Thuyền trưởng Richard Phillips.

Căn phòng điều khiển trở nên chật chội và vô cùng ngột ngạt vì không có máy điều hoà nhiệt độ. Trong khi đó, mọi người hi vọng rằng những tên cướp biển sẽ lo lắng và có thể rút lui khi không thể thâm nhập và khống chế thuỷ thủ đoàn, cộng thêm sự tối tăm vì không có điện. 

Thuyền trưởng Phillips, cơ trưởng và hai thủy thủ khác quyết định đàm phán với băng cướp. Băng cướp đã cử một tên xuống gặp thuyền trưởng Phillips nhưng ngay lập tức bị thủy thủ đoàn bắt giữ. Một lúc sau, một tên hải tặc khác là Abdiwali Abdiqadir Muse tiếp tục được cử xuống gặp gỡ. Nhân viên phụ trách buồng máy của tàu đã dụ tên này vào phòng máy. Họ đã bắt và trói chặt tên cướp nhưng không gây ra đổ máu. 

Sau đó, tên cướp được đưa vào phòng điều khiển. Họ cho y đồ ăn và thức uống. “Sứ giả” bị bắt giữ này thông báo băng của chúng sẽ không cướp tàu và gây ra án mạng nếu chúng nhận được 3 triệu đôla. 

Đa số các thuỷ thủ lúc đó đều liên hệ với chỉ huy bằng bộ đàm. Nhờ thế, trong nhiều giờ giằng co với băng hải tặc, mọi người đều yên tâm rằng chưa có bất cứ ai bị thương hay thiệt mạng. Nhưng những người trong phòng điều khiển thì ngày càng mệt mỏi vì căn phòng ngột ngạt vô cùng, cộng thêm nguồn thức ăn và nước uống ngày càng cạn kiệt. 

Hơn 13 giờ trôi qua, một số thuỷ thủ do ở những phòng có hệ thống an ninh kém đã bị bắt giữ làm con tin. Băng cướp biển vẫn ở thế chủ động hơn.

Vị thuyền trưởng dũng cảm

Trước tình thế này, thuyền trưởng Phillips đưa ra đề nghị hai bên trao đổi con tin với nhau và cố gắng thuyết phục những tên cướp suy nghĩ lại. Để đảm bảo lời mình nói, ông đã tình nguyện làm con tin và đi với chúng để chỉ dẫn cho chúng cách sử dụng động cơ của những con thuyền cứu hộ cho tới khi các thủy thủ khác được hoàn toàn an toàn thì ông sẽ tự bơi trở lại tàu. 

Biển ngày càng động dữ dội, cả các thủy thủ và băng cướp đều nhận ra rằng những chiếc thuyền cứu hộ rõ ràng là không thể chịu được điều đó. Mặc dù vậy, băng cướp vẫn đồng ý trao đổi người. Tên hải tặc Muse được thả về với đồng bọn và chúng cùng rút lui trên tàu cứu nạn cùng với thuyền trưởng Phillips.

Biết chắc chắn rằng chiếc tàu cứu nạn không thể đưa cả nhóm, trong đó có thuyền trưởng đi xa được, thuỷ thủ đoàn của tàu Maersk Alabama lại tiếp tục khởi động máy và đuổi theo, giữ một khoảng cách nhất định. 33 giờ sau vụ việc, cuối cùng thì phi hành đoàn của tàu Alabama cũng có được sự trợ giúp của chính quyền. Hải quân Mỹ đã đảm bảo với họ rằng họ sẽ tìm ra được nơi thuyền trưởng Phillips bị bắt giữ. 

Trong lúc này, thuyền trưởng Phillips và 4 tên hải tặc tiếp tục cho máy chạy dọc theo bờ biển, trên không là nhiều máy bay trực thăng Hoa Kỳ và tàu chiến bám sau. Thuyền trưởng của con tàu này là Frank Castellano, đã chuyển tiếp tin nhắn đàm phán của FBI tới nhóm hải tặc. Những tên cướp biển bắt đầu hoang mang và tham khảo ý kiến của những tên Somali nhiều tuổi nhất. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã không đi tới kết quả như mong muốn.

Ngày thứ 6, tàu chiến Mỹ đã áp sát tàu thuyền trưởng Phillips dũng cảm đã cố trốn thoát bằng cách nhảy xuống biển để bơi về tàu Bainbridge nhưng bọn hải tặc đã bắt gặp ông và bắt tù nhân ngược trở lại. Lần này chúng không để ông tự do đi lại mà dùng dây trói ông lại.

Tên cướp biển Abdiwali Abdiqadir Muse.
Tên cướp biển Abdiwali Abdiqadir Muse. 

Tổng thống Barack Obama đã không cho phép sử dụng vũ lực để giải quyết vụ việc, tránh gây ra mất mát về người. Tuy nhiên, sang sáng ngày thứ 7 nhưng tình hình không cho thấy sự thiện chí của băng cướp, tổng thống đã đồng ý cho Hải quân ra tay vũ lực trong trường hợp thuyền trưởng Phillips gặp nguy hiểm.

Trở về trong vinh quang

Các cuộc đàm phán giữa Hải quân Mỹ và băng cướp diễn ra khá căng thẳng vì bên nào cũng nắm được điểm yếu của đối thủ. Nhận thấy tình hình thuận lợi để giải cứu thuyền trưởng, vì lúc này cả băng cướp đang rất kiệt sức, thậm chí bị rối loạn cơ thể vì đói, khát và thiếu ngủ. 

Ngay trong đêm ngày thứ 7, một máy bay quân sự sử dụng các trang thiết bị tối tân nhất tiến hành giải cứu. Hoàng hôn xuống, 3 lính bắn tỉa từ chiếc trực thăng ẩn nấp trên các đuôi quạt động cơ của thuyền Bainbridge, nhắm về chiếc thuyền cứu sinh của băng cướp. Họ thấy 2 tên hải tặc đang đứng thò đầu ra ngoài cánh cửa còn tên thứ ba đang chĩa khẩu AK-47 vào đầu thuyền trưởng Phillips. 

Ngay lập tức, 3 người lính bắn tỉa “xử” 3 tên hải tặc với những phát đạn chính xác vào đầu. Toàn bộ những tên còn lại hoảng loạn và nhanh chóng bị khống chế.

Cuối cùng, thuyền trưởng Phillips đươc giải cứu một cách an toàn trong sự tung hô, reo hò của mọi người. Các thành viên của thuỷ thủ đoàn ca ngợi ông như là một vị thuyền trưởng tốt và dũng cảm nhất mà họ từng biết. Thuyền trưởng Phillips khiêm tốn đã nói ông chỉ làm bổn phận của mình và nói rằng chính những người lính giải cứu ông, những người ẩn danh, mới là những anh hùng.

Vợ Phillips là Andrea, 2 con Mariah và Daniel đã đón ông ở sân bay. Họ cùng nhau về nhà, nấu những món ông thích nhất và thị trấn của ông với dân số 3.000 người đã tổ chức một buổi lễ, tôn vinh ông như một người hùng.

Còn về phần những tên cướp biển. Sau khi bị Hải quân Mỹ bắn chết 3 tên, những kẻ còn lại bị khống chế và bắt giữ.  Tên cầm đầu Abdiwali Abdiqadir Muse bị đưa tới New York và bị buộc tội cướp biển, bắt giữ con tin dựa trên hai điều luật của liên bang. Tuy nhiên, một số chuyên gia luật cho rằng luật này không thể áp dụng cho băng cướp vì nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, bố mẹ của Muse đã cầu xin Tổng thống Obama tha thứ cho con trai họ. Họ nói rằng con mình mới 16 tuổi và bị những tên cướp khác dụ dỗ. 

Ngày 21/4/2009, một thẩm phán đã tuyên bố Muse có thể bị xét xử như người lớn trong khi các luật sư bảo vệ cho Muse nói rằng dù băng nhóm này đang ở độ tuổi nào nữa thì cũng không nên hoàn toàn xét xử theo các điều luật dành cho những tên cướp biển. Tháng 3/2011, Muse bị đưa ra xét xử tại New York.

Nữ thẩm phán chủ trì phiên tòa đã phải bật khóc khi công bố những lá thư của các thuyền viên nói về những mất mát của mình sau vụ con tàu của họ bị cướp biển tấn công - người mất việc, người mất nhà, người mất cuộc hôn nhân của họ… Bà nói rằng Muse tránh được án tù chung thân nhưng  phải nhận mức án là 405 tháng tù – tương đương với 33,7 năm tù.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.