CEO Nguyễn Hữu Thái Hòa và giấc mơ giải Nobel Hòa bình cho nhạc Trịnh

CEO Nguyễn Hữu Thái Hòa và  giấc mơ giải Nobel Hòa bình cho nhạc Trịnh
(PLO) - Tôi không biết bắt đầu về anh từ đâu, trong nhiều vai của con người anh. Một doanh nhân công dân toàn cầu, một nhà kĩ trị, một giám đốc chiến lược, thành viên hội đồng chuyên gia trên CEO- chìa khóa thành công (VTV1), Chủ tịch HĐQT IBosses Việt Nam và một tài tử hát nhạc Trịnh với hàng chục album lãng du, riêng có… 

Có điều gì tuyệt vời hơn khi ta dám đi và sẽ đến…

Doanh nhân Nguyễn Hữu Thái Hòa trở thành cái tên nổi bật trong làng công nghệ với vai trò giám đốc chiến lược cho những tập đoàn hàng đầu Việt Nam (từng là Giám đốc chiến lược FPT rồi Giám đốc chiến lược VNPT), Nguyễn Hữu Thái Hòa còn là người truyền cảm hứng cho giới trẻ với khát vọng “Quốc gia khởi nghiệp”. Hiện anh đang là Giám đốc chiến lược VNPT, Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy (CTS - Bộ Khoa học và Công nghệ), 13 năm trải qua nhiều vị trí tại tập đoàn công nghệ đa quốc gia Schneider Electric của Pháp đã giúp anh hình thành bản lĩnh của một nhà kỹ trị, với mức lương đáng mơ ước với nhiều người, nhưng anh đã trở về, tạo dựng “Giấc mơ Việt Nam”, góp phần đưa doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới. 

Sinh năm 1969 tại Sài Gòn, năm 1990, Thái Hòa sang Canada theo gia đình và du học tại ĐH Bách khoa Ryerson, Toronto. Trước đó, anh đang là sinh viên Học viện Âm  nhạc TP HCM và năm thứ 4 Khoa Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Kiến trúc TP HCM. Là con trai của kiến trúc sư nổi tiếng Nguyễn Hữu Thái, Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964, người có mặt trong giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 khi tướng Dương Văn Minh đầu hàng và ca khúc “Nối vòng tay lớn” vang lên trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, PV) cùng nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Thế nhưng những năm đầu du học, anh từng làm hầu bàn, quét dọn nhà vệ sinh, đi hát quán bar để có tiền trang trải cho những ngày ăn học nơi xứ người. Mãi về sau này, có hai kỷ niệm anh vẫn còn nhớ mãi! Đó là việc đi bắt giun ở Canada và đi làm lao động dọn vệ sinh cho một văn phòng nha sĩ bị khán giả của mình nhận ra “ca sĩ Thái Hòa”, lúc đó anh chỉ muốn có lỗ nẻ mà chui xuống! Đành rằng, những câu chuyện có phần cay đắng cho phận con nhà nghèo vượt khó để vươn lên trên xứ người, nhưng với anh cũng chẳng thấm vào đâu so với bao nỗi cơ cực mà người dân Việt Nam còn gian khó trên quê hương mình sau mỗi trận bão, anh chia sẻ…

Năm 1997, có một bước ngoặt lớn, đó là cuộc gặp của anh  với vị Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp điện Schneider Electric (Pháp) với lời khẳng định mà ông Tổng Giám đốc dành cho chàng kiến trúc sư trẻ, rằng “tôi tin là tôi chọn đúng người”, đã thổi bùng lòng tự tôn dân tộc trong người trẻ đầy đam mê và đậm chất nghệ sỹ ấy! Và thế là chàng kiến trúc sư trẻ Nguyễn Hữu Thái Hòa đối diện với cả đống thách thức bởi không biết gì về chuyên môn, cụ thể là ngành điện. Anh không có gì ngoài kiến thức về kiến trúc. Điểm lóe lên duy nhất lúc ấy với anh là cơ hội! Schneider là 1 trong 120 thương hiệu lớn nhất thế giới. “Khi nhận đề nghị công việc trên, tôi đã khai thật là tôi không biết gì về điện. Khi người ta biết mình yếu, người ta đào tạo. Tôi được gửi qua Tây Ban Nha 1 tháng trời chỉ để làm công nhân. Ban đầu tôi nghĩ họ đối xử với mình rất tệ. Nhưng khi không làm công nhân các bạn không thể biết công nhân vất vả thế nào”.

Và cứ  như vậy, với những nỗ lực đắm say không mệt mỏi, anh đã được chọn trở thành Tổng Giám đốc chất lượng Công nghệ ISC khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Schneider Electric. Thế rồi, khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp của một thương hiệu quốc tế, anh trở về nước sau hơn 17 năm học tập và làm việc tại các quốc gia tiên tiến như Canada, Pháp. 

Năm 2010, chia sẻ quyết định trở về Việt Nam làm việc với cương vị Giám đốc chiến lược cho Tập đoàn FPT, anh từng trăn trở: “Khi đã đi xuyên qua chuỗi giá trị phát triển của các tập đoàn lớn, từ phát triển sản phẩm đến sản xuất, phân phối, bán hàng và thấu hiểu những chiến lược thôn tính, mở rộng toàn cầu hóa, trong tôi vẫn đọng lại một nỗi cay đắng cho sự tụt hậu của đất nước Việt Nam. Câu hỏi tại sao chúng ta mãi chấp nhận đứng ở một vị trí yếu kém không xứng tầm vóc của một dân tộc thông minh, quật cường đã thôi thúc tôi quay trở về, nguyện cống hiến hết những ngày đẹp nhất của tuổi thanh xuân trên quê hương mình...”.

Ngoài công việc ở FPT, Nguyễn Hữu Thái Hòa còn tham gia rất nhiều chương trình giảng dạy của Viện Quản trị Kinh doanh FSB, các khóa học dành cho sinh viên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn, các hoạt động truyền thông trên VTV, VTC… Cuối năm 2012, anh vinh dự được Trung ương Đoàn và Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải “Doanh nhân cống hiến”. Anh tâm sự: “Đối với tôi, giải thưởng này đánh dấu cho sự hòa nhập trở về thành công của một đứa con xa Tổ quốc”. 

Ca sỹ Thái Hòa và giấc mơ giải Nobel Hòa bình cho dòng nhạc Trịnh
Ca sỹ Thái Hòa và giấc mơ giải Nobel Hòa bình cho dòng nhạc Trịnh

Khát vọng về một Nobel Hòa bình cho nhạc Trịnh

Trả lời về sự trở về, và những thay đổi không mệt mỏi trong công việc, anh chia sẻ: Lá rụng về cội nên Việt Nam chắc chắn sẽ là bến đỗ cuối đời tôi. Cứ 3-5 năm tôi lại thay đổi công việc, đó cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng và chắc chắn là ở đâu, làm gì kể cả trong lúc thất bại và tuyệt vọng, thì tôi cũng sẽ luôn nghĩ cách đóng góp cho Việt Nam. “Còn điều gì tuyệt vời hơn khi ta dám đi và sẽ đi “đến tận cùng của tuyệt vọng, để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa…” (lời “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”, Trịnh Công Sơn). Có một cõi trú tinh thần bình an như thế, mỗi sáng mai thức giấc tôi hoàn toàn tự tin bước vào một hành trình chinh phục mới, chinh phục Giấc mơ Việt Nam của chính mình”. 

Đi nhiều nơi, nghiền ngẫm những nỗi đau, nhìn sang các quốc gia láng giềng, Thái Hòa giờ đây đang mơ về một Nobel Hòa Bình cho Việt Nam khi mang những ca khúc của Trịnh Công Sơn ra thế giới. Anh nói: hãy nhìn sang Nhật Bản, một quốc gia đã phải gánh chịu những thảm họa chiến tranh khủng khiếp, mà đỉnh điểm phải kể đến Nagasaki và Hiroshima. Sau chiến tranh, người Nhật Bản “gặm nhấm” nỗi đau, và tự hỏi xem vì sao đất nước này phải hứng chịu những thảm họa như thế. Họ chân thành nhìn nhận về quá khứ “phát xít” của mình và dùng nỗi đau ấy để vươn lên, để tránh những “thảm họa chiến tranh” trong tương lai. Nagasaki, Hiroshima vừa là biểu tượng của chiến tranh, vừa là biểu tượng của hòa bình. 

Anh tâm sự: “Âm nhạc đã cứu rỗi tôi những lúc đau buồn nhất của cuộc sống, tôi yêu nhạc Trịnh từ cái ngờ ngợ ban đầu của bản năng đến tận cùng nỗi thấm thía về thân phận con người, thân phận mình… “như tin buồn từ ngày Mẹ cho mang nặng kiếp người” (Trịnh Công Sơn). Những ca khúc của cố nhạc sĩ đi vào từng nẻo đường hay góc phố, “nhiễm vào máu” khi anh còn trong bụng mẹ. Từ những năm anh 6 tuổi, anh theo bố mẹ đồng hành cùng các chương trình của Trịnh Công Sơn, cho tới sau này, anh mang nhạc Trịnh hát ở nhiều chương trình quốc tế và cả những phòng trà ở Canada để kiếm sống. Chính nhạc Trịnh Công Sơn là sợi dây níu giữ anh với những bản sắc của quê hương Việt Nam. Trong suốt những năm tháng là sinh viên sống tại nước ngoài, những giai diệu trong những ca khúc nhạc Trịnh đã nâng đỡ tâm hồn anh. Anh luôn cảm thấy tự hào khi mình là một người Việt Nam. Bởi theo anh, ý nghĩa lớn nhất của dòng nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn chính là giải phóng tư tưởng thấp hèn trước đã để ngẩng cao đầu làm người Việt Nam”. 

Bởi thế, dù thành công trong sự nghiệp, nhưng với “con người thứ hai”, ca sỹ Thái Hòa, ca hát đối với anh lại là niềm hạnh phúc, để được trải lòng cùng cuộc sống mà không phải chịu bất kỳ một ràng buộc nào. Đối với anh, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ xuất chúng và chữ Tâm hằn sâu trong những tình tự âm nhạc, thấm đẫm trong từng ca khúc của ông, để rồi truyền cảm tới người nghe, thấm vào từng da thịt, có sức lay động lòng người rất lớn. Bởi vậy, anh là một trong những người đi đầu tích cực gây dựng và tham gia các Fanclub nhạc Trịnh trên mạng, các Hội ái hữu Trịnh Công Sơn, tham gia viết sách về ông, tổ chức các đêm nhạc Trịnh tại Việt Nam nhân dịp ngày giỗ của Trịnh Công Sơn và tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Đức… Anh đam mê, hoạt động thường xuyên như hát trên sân khấu, ra album đều đặn và đến nay đã sản xuất 15 album về nhạc Trịnh với  hơn 200 bài trong suốt 16 năm. 

Và với anh,  phát triển dòng “văn hóa” nhạc Trịnh là hoài bão. Bởi anh mong làm sao đất nước sớm phát triển bằng và vượt người, nhưng vẫn giữ được cái tâm và tấm lòng rộng mở như triết lý dòng nhạc Trịnh Công Sơn. Vậy nên, dù thích đời sống đa văn hóa ở Canada và Bắc Mỹ, thích sự năng động và dịch vụ cực tốt ở Hồng Kông, yêu văn hóa Pháp và sự tĩnh lặng của đất nước này, nhưng ca sĩ Thái Hòa vẫn thú thật nếu chỉ được chọn một, anh vẫn chọn Việt Nam quê hương anh, tựa như một câu hát của Trịnh Công Sơn: “Tôi chọn nơi này… vì đất nước cần một trái tim… Và như thế, tôi sống vui từng ngày… Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi”…

Và tôi hiểu, với anh, mỗi năm mới tới, luôn là những chân trời thử thách, không ngừng… 

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.