Cảnh báo tình trạng thiếu oxy ở các quốc gia nghèo do COVID-19

Cảnh báo tình trạng thiếu oxy ở các quốc gia nghèo do COVID-19
(PLVN) - Khi đại dịch COVID-19 do virus corona gây ra giáng xuống các quốc gia dễ bị tổn thương ở châu Phi và Nam Á, các chuyên gia cho rằng chỉ có vài tuần ngắn ngủi giải quyết việc thiếu hụt những thiết bị y tế cần thiết giúp bệnh nhân thở.

Không những thiếu máy thở, mà còn thiếu cả oxy

Trong khi thế giới vẫn đang phải chờ đợi các nhà khoa học tìm ra vắc-xin và phương pháp điều trị thì oxy y tế là một thành phần cốt lõi trong bệnh viện để cung cấp cho những trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng.

Ngay cả các hệ thống y tế tiên tiến nhất cũng bị đại dịch đẩy đến giới hạn của họ, với những lo lắng về việc cung cấp máy thở cơ học công nghệ cao.

Cung cấp oxy là một phần không thể thiếu của các hệ thống y tế được tài trợ tốt.
Cung cấp oxy là một phần không thể thiếu của các hệ thống y tế được tài trợ tốt.

"Thực tế là oxy là liệu pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân ở Châu Phi và Châu Á - Thái Bình Dương.Tôi sợ rằng sự tập trung quá mức vào máy thở mà không sửa chữa hệ thống oxy sẽ rất nguy hiểm", Hamish Graham - bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Melbourne - cho biết.

Một báo cáo vào tháng 2 về hàng ngàn trường hợp dịch bệnh ở Trung Quốc cho thấy, gần 20% bệnh nhân mắc COVID-19 cần oxy. Trong số đó, 14% cần hình thức trị liệu oxy, và 5% cần thở máy. Đối với trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, virus sẽ tấn công phổi của bệnh nhân gây viêm phổi, khiến họ không thể hấp thụ oxy, làm nồng độ oxy trong máu bệnh nhân giảm dưới mức trung bình dẫn đến nguy cơ tử vong.

Trong điều kiện ngặt nghèo, các nhân viên y tế cũng đối mặt với thách thức họ phải tìm kiếm cho được nguồn oxy đủ dùng. Những bệnh viện lớn ở cận Sahara của châu Phi và Nam Á sẽ được trang bị một số bình oxy cũng như các bộ thiết bị cầm tay để lọc không khí xung quanh trong phòng mổ và các khu cách ly.

Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát trên khắp Châu Phi và Châu Á - Thái Bình Dương, không đến một nửa số bệnh viện có sẵn oxy tại các khu cách ly, và số lượng máy đo nồng độ oxy trong máu còn ít hơn nữa.

Malawi không có nhà máy đóng chai oxy trong nước và thường phải vật lộn để đảm bảo nhập khẩu thuốc.
Malawi không có nhà máy đóng chai oxy trong nước và thường phải vật lộn để đảm bảo nhập khẩu thuốc.

Sự bất lực

Tại Nigeria - một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, vài năm trước chính phủ đã đưa ra chính sách cải thiện việc điều trị viêm phổi, nhưng các chuyên gia cho biết chính sách đó đã không xuống được cấp cơ sở.

Adamu Isah, người đứng đầu tổ chức Save the Children ở Nigeria, cho biết, tổ chức từ thiện này mới đây đã thực hiện đánh giá các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở hai tiểu bang và thấy rằng nguồn cung cấp oxy đang  "thực sự đáng lo lắng". Isah nói rằng anh thường thấy trẻ em phải sống "đau khổ và thở hổn hển".

Một báo cáo năm 2018 được công bố bởi Every Breath Counts - nhà tài trợ của Liên Hợp Quốc, cho biết nguồn cung cấp oxy bị hạn chế nghiêm trọng ở các quốc gia trên khắp Nam Á và cận Sahara của Châu Phi.

Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ và Bangladesh là những khu vực không có đủ nguồn cung cấp oxy.
Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ và Bangladesh là  những khu vực không có đủ nguồn cung cấp oxy.

Báo cáo trích dẫn các cuộc khảo sát cho thấy, chỉ 1/10 trẻ em bị viêm phổi ở Nigeria nhận được lượng oxy cần thiết. Ở Ethiopia, nghiên cứu cho thấy rằng trong khi 64% các bệnh viện nhi có nguồn cung cấp oxy, thì chỉ có 14% nhân viên y tế được đào tạo để sử dụng chúng hoặc nắm được các quy trình vận hành tiêu chuẩn.

Hệ thống y tế ở Châu Phi và Nam Á không sẵn sàng để cứu chữa nhiều người trong trình trạng đại dịch do không được đầu tư vào liệu pháp hô hấp.

Không có sự trợ giúp

Mặc dù viêm phổi giết chết 800.000 trẻ em mỗi năm trên toàn cầu,nhưng nó lại không được quan tâm như các bệnh truyền nhiễm khác, ví dụ HIV, sốt rét và lao.

Viêm phổi được coi là một dịch bệnh 'bị lãng quên' mặc dù giết chết khoảng 800.000 trẻ em mỗi năm.
 Viêm phổi được coi là một dịch bệnh 'bị lãng quên' mặc dù giết chết khoảng 800.000 trẻ em mỗi năm.

Leith Greenslade - điều phối viên chính của tổ chức Every Breath Counts - cho biết, các cơ quan y tế toàn cầu cũng đã "bỏ bê hoàn toàn" oxy và điều này có nghĩa là có rất ít thông tin về nguồn cung cấp. Thêm vào đó, cộng đồng quốc tế cũng nên ưu tiên cung cấp oxy và thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế.

Các chuyên gia lo ngại cộng đồng quốc tế có thể không hành động đủ nhanh, vì dịch bệnh đang gia tăng rất nhanh ở cả châu Phi và châu Á trong lúc đạt đỉnh ở châu Âu và Mỹ.

Đoàn kết và hợp tác

Tại Nigeria, Isah cho biết danh sách thiết bị mong muốn của anh rất đơn giản, với máy đo oxy xung, bộ tập trung oxy có thể được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhỏ, và cuối cùng là thiết bị công nghệ cao hơn như máy thở.

Nigeria đã áp dụng phong tỏa và thực hiện xét nghiệm rộng rãi trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus.
Nigeria đã áp dụng phong tỏa và thực hiện xét nghiệm rộng rãi trong nỗ lực  làm chậm sự lây lan của virus.

Nhưng có một nỗi sợ lớn là sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các thiết bị cơ bản. Vì vậy, Isah kêu gọi "đoàn kết và hợp tác" với các quốc gia giàu có hơn để giúp đỡ những người đang đấu tranh để giải quyết COVID-19.

"Nỗi sợ hãi của tôi là nếu đại dịch COVID này tồn tại lâu hơn một vài tháng, chúng tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề rất nghiêm trọng, sẽ mất rất nhiều mạng sống. Các quốc gia ở châu Âu, Mỹ và những nơi khác có thể có khả năng tài chính để giải quyết nhu cầu, hoặc có thể nhận được hỗ trợ một cách dễ dàng, nhưng ở châu Phi, chúng tôi không có nguồn lực đó, ngay cả trong thời bình.", Isah chia sẻ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.