Cần giữ gìn môi trường văn hóa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện những hành vi ứng xử làm tổn thương người khác, gây bức xúc dư luận và xâm hại môi trường văn hóa nơi công cộng mà lẽ ra phải xây dựng và giữ gìn.

Thấy rõ nhất và phổ biến nhất hành vi thiếu văn minh, lịch sự là trong lĩnh vực văn hóa giao thông. Một người đàn ông lái xe sang đã chặn đầu, chửi rủa và nhổ nước bọt vào xe khác. Một phụ nữ lớn tuổi đi xe máy ở thành phố Hải Dương đã lôi tài xế ô tô ra khỏi xe, chửi mắng và tát tới tấp anh này.

Hành động hung hãn của người phụ nữ lớn tuổi kia chỉ vì khi dừng đèn đỏ, tài xế ô tô chỉ chạm khẽ vào đuôi xe của bà và không gây ảnh hưởng gì. Ngoài ra, các hành vi chống đối Cảnh sát giao thông khi kiểm tra nồng độ cồn cũng diễn ra khá phổ biến, có trường hợp gây ra hậu quả nặng nề đối với cả Cảnh sát giao thông và tài xế vi phạm.

Sau vụ “bênh chó, đánh người” thì phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng dân cư với việc nuôi chó, mèo trong chung cư trỗi dậy. Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy sự nguy hiểm rình rập khi những người nuôi chó mà không tuân thủ các quy định an toàn, gây nên sự lo ngại cho hàng xóm và cho chính gia đình gia chủ. Đáng chú ý là theo thống kê số người bị chó, mèo cắn nhập viện tăng mạnh trong thời gian qua.

Mới đây, một cựu sỹ quan Cảnh sát giao thông ở Đà Nẵng phải nhận bản án 7 năm tù vì hành vi rút súng bắn 2 bảo vệ chung cư bị thương khi họ nhắc nhở anh này đậu xe chắn lối đi. Hoặc, cũng tại Đà Nẵng, vào năm 2021, trong dịch bệnh, một cán bộ của Văn phòng HĐND bị mất chức cũng chỉ vì cái tát đối với nữ y tá khi “ngoáy mũi” của ông để xét nghiệm COVID-19. Hệ lụy của “một phút nóng nảy” là khôn lường!

Những hành vi nêu trên thường được lý giải là “một phút nóng nảy” mà mất kiểm soát, dẫn tới “cả giận mất khôn”. Tuy nhiên, hành vi bạo lực hay thái độ nóng nảy là biểu hiện tính cách con người và phản ảnh cái “tầm” hoặc cái “trình” văn hóa và nhận thức về cái “tôi” của người đó.

Vì thế, những hành vi ứng xử như vậy chẳng những là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng người khác mà là cả sự coi thường những quy tắc ứng xử văn minh, làm tổn hại đến môi trường văn hóa và đó chính là sự tự hạ thấp mình trong con mắt những người chung quanh và chứng kiến, không có lý do gì để không phê phán nhằm không để những hành vi đó tái diễn trong xã hội chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sự nghiệp dư ở V.League

CLB Sông Lam Nghệ An đang khởi đầu mùa giải rất tệ (Ảnh SLNA)
(PLVN) - Việc đến hay không đến của Công Vinh với Sông Lam Nghệ An cho thấy sự nghiệp dư của giải đấu.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

Biến tiềm năng thành tài năng - Nếu cơ hội không gõ cửa, chúng ta vẫn có cách tự mình mở cửa

Biến tiềm năng thành tài năng - Nếu cơ hội không gõ cửa, chúng ta vẫn có cách tự mình mở cửa
(PLVN) - Cuốn sách “Biến tiềm năng thành tài năng” (tựa gốc: Hidden Potential) của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn “Dám nghĩ lại” nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao. Đây cũng là cuốn sách được ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT yêu thích và viết lời giới thiệu.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Bộ phim 'Không thời gian' - khắc họa rõ nét chân dung của Bộ đội Cụ Hồ

Bộ phim khắc họa sinh động, chân thực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm và cả trong thời bình. (Cảnh trong phim)
(PLVN) - Bộ phim “Không thời gian” với hai nội dung quá khứ - hiện tại được kể đan xen trong bộ phim, vừa khắc họa rõ nét chân dung của Bộ đội Cụ Hồ ở mỗi thời kỳ, đồng thời cũng tạo nên sự soi chiếu, cho thấy sự nối tiếp truyền thống Quân đội - từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân.