Cần chuẩn bị nguồn nhân lực để ứng phó với biến đổi khí hậu

Bộ môn Hải Dương Học (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) và các trường đại học Hoa Kỳ khảo sát tại Cù Lao Dung, Sóc Trăng năm 2015. Ảnh: BM HDH
Bộ môn Hải Dương Học (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) và các trường đại học Hoa Kỳ khảo sát tại Cù Lao Dung, Sóc Trăng năm 2015. Ảnh: BM HDH
(PLVN) - Biến đổi khí hậu (BÐKH) trong những năm gần đây diễn biến nhanh hơn so với dự báo. Có nhiều kịch bản dự báo khác nhau và kịch bản nào cũng đưa ra những cảnh báo hết sức khủng khiếp. 

Theo kịch bản BÐKH và nước biển dâng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm 2016, đến cuối thế kỷ 21, nếu nước biển dâng 100cm, khoảng 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Tương tự với 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng; 17,8% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh;.

Một nghiên cứu vừa được công bố gần đây của Đại học Utrecht (Hà Lan), kết hợp yếu tố nước biển dâng với tình trạng sụt lún do khai thác nước ngầm, dự báo rằng gần như toàn bộ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị chìm dưới mặt nước vào khoảng năm 2100.

Trước các dự báo này, Việt Nam rất cần chuẩn bị nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về khí tượng, thủy văn và hải dương học đủ sức để ứng phó. Tuy nhiên, đang tồn tại một nghịch lý là nhóm ngành này hiện nay ít người chịu theo học.

Sinh viên khóa 2015 Bộ môn Hải Dương Học (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) thực tập thực tế tại Cần Giờ, Tp.HCM năm 2018. Ảnh: BM HDH
Sinh viên khóa 2015 Bộ môn Hải Dương Học (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) thực tập thực tế tại Cần Giờ, Tp.HCM năm 2018. Ảnh: BM HDH

Số liệu tuyển sinh đại học của bộ môn Hải dương học – Khí tượng – Thủy văn thuộc Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh cho thấy số lượng đầu vào mỗi năm mỗi giảm dần, mặc dù chì tiêu hằng năm của Bộ môn vẫn không thay đổi.

Bộ môn có ba hướng giảng dạy chính: Hải dương học: trang bị cho sinh viên kiến thức về vật lý, động lực học, sinh địa hóa, viễn thám, kỹ thuật kinh tế, quản lý và khai thác biển, đặc biệt là các quá trình ở vùng ven bờ, vùng cửa sông – biển; Khí tượng học: trang bị kiến thức về vật lý, nhiệt động lực học, động lực học của khí quyển và của hệ thống khí hậu, các kỹ thuật dự báo trong ngành Khí tượng, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đời sống dân sinh, kinh tế Việt Nam; Thủy văn học: cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đấn chu trình nước, thủy triều ở sông và biển, và các quá trình khác của thủy văn lục địa.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp nhóm ngành này hiện nay cơ hội việc làm được mở rộng hơn trước. Ngoài công việc ở các cơ quan chuyên môn như Viện, Sở KHCN, TN&MT, Trung tâm khí tượng… thì các doanh nghiệp cũng đang rất cần. Bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư bền vững mà có liên quan đến biển, đến thời tiết, khí hậu… thì đều cần nhân sự riêng có chuyên môn về ngành này để phục vụ sản xuất.

PGS.TS. Võ Lương Hồng Phước, trưởng Bộ môn cho biết, vừa qua một số cảng hàng không, công ty quản lý bay, công ty điện gió, công ty gia công phần mềm, công ty dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường… cũng đã liên hệ với Bộ môn để tìm kiếm nguồn nhân lực.

Bộ môn Hải Dương Học (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) đo sóng, dòng chảy và lưu lượng ADCP Flowquest 600 KHz tại Cần Giờ năm 2012. Ảnh: BM HDH
Bộ môn Hải Dương Học (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) đo sóng, dòng chảy và lưu lượng ADCP Flowquest 600 KHz tại Cần Giờ năm 2012. Ảnh: BM HDH

Vẫn biết rằng sức hút của ngành đào tạo là do thị trường nguồn nhân lực điều chỉnh. Nhưng với BĐKH diễn biến nhanh hơn dự báo như hiện nay thì rất cần có sự can thiệp để tránh tình trạng đến khi cần thì thiếu hụt nguồn nhân lực.

PGS.TS. Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh cho rằng ngành Hải dương học là ngành khoa học cơ bản trọng yếu. Theo ông, Việt Nam với đặc điểm là quốc gia có bờ biển dài và tương lai, khi sông Mekong bị chặn dòng ở thượng nguồn thì sớm muộn gì cũng phải tính kế sống chung với hiện tượng xâm nhập mặn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho sinh viên ngành này để có được nguồn nhân lực đủ sức ứng phó với tình hình mới.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.