Gương sáng Pháp luật

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

“Dân đang chờ là chưa hết giờ làm việc”

Đã 18h tối, hết giờ làm việc, nhưng Phòng Tư pháp - Hộ tịch xã Tượng Sơn cửa vẫn mở, đèn sáng, anh Nghĩa vẫn đang miệt mài bên tập hồ sơ, giấy tờ giải quyết công việc phát sinh trong ngày, dãy ghế chờ vẫn còn 2 người dân đến làm hồ sơ thủ tục.

“Mặc dù đã hết giờ làm việc khá lâu nhưng chú Nghĩa vẫn vui vẻ, nhiệt tình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cho dân. Tôi rất cảm động trước thái độ phục vụ tận tình, gần gũi của chú ấy” - Đó là lời chia sẻ của anh Nguyễn Văn Sơn ở xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà khi đến làm thủ tục giấy khai sinh cho con nhưng có việc gia đình nên đến muộn. Qua trò chuyện với người dân Tượng Sơn chúng tôi được biết, hình ảnh công chức tư pháp - hộ tịch Dương Chính Nghĩa đi làm sớm về muộn đã quá quen thuộc với người dân ở đây.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, tháng 10/2005, anh Nghĩa đảm nhiệm công việc của một công chức tư pháp - hộ tịch, lúc đầu công việc còn mới mẻ nên anh gặp không ít khó khăn. Xác định nhiệm vụ của một tư pháp cấp xã là người “gác cổng” cho chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan đến pháp luật và là địa chỉ tin cậy để người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên, công tác tư pháp thường khô khan, người dân ngại tiếp cận, vì vậy ngoài việc tận tụy, trách nhiệm, người làm công tác tư pháp còn cần luôn tìm tòi nghiên cứu những nội dung văn bản pháp luật mới, đồng thời tự nghiên cứu sách báo để áp dụng cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất.

Anh Nghĩa chia sẻ: “Tác phong, lề lối làm việc của người công chức xã trước hết là tinh thần trách nhiệm với công việc mình đảm nhiệm. Cụ thể như việc tranh chấp của người dân, nếu nghĩ đó là chuyện của người dân mà mình không vào cuộc hòa giải thì mình đã không làm tròn trách nhiệm của người tư pháp ở cơ sở”.

Không kể trưa hay tối, người dân chưa xong việc là anh còn ở lại phòng làm việc giải quyết hồ sơ, thủ tục cũng như giải đáp những thắc mắc về pháp luật cho người dân.

Không kể trưa hay tối, người dân chưa xong việc là anh còn ở lại phòng làm việc giải quyết hồ sơ, thủ tục cũng như giải đáp những thắc mắc về pháp luật cho người dân.

Xã Tượng Sơn là địa phương có dân số đông, địa bàn lại giáp thành phố Hà Tĩnh, một số bộ phận lười lao động thường tụ tập đua đòi ăn chơi lêu lổng dẫn đến trộm cắp vi phạm pháp luật, vì vậy việc tuyên truyền pháp luật luôn phải bám sát và có nhiều hình thức đổi mới để tiếp cận từng nhóm đối tượng. Mỗi năm, anh Nghĩa tham mưu cho xã thực hiện trên 20 cuộc tuyên truyền pháp luật, song song với đó đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như loa truyền thanh xã, cổng thông tin điện tử của xã, trang Fanpage, zalo...

Bình quân mỗi tháng bộ phận tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn tiếp nhận và trả kết quả từ 400 - 500 hồ sơ hộ tịch, tư pháp như tình trạng hôn nhân, cấp bản sao giấy khai sinh, chứng thực bản sao từ bản chính và các giao dịch dân sự khác. Đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, vì vậy người làm công tác tư pháp luôn phải có thái độ phục vụ vui vẻ, nhiệt tình, giải quyết công việc nhanh chóng, đúng pháp luật, không gây phiền hà, nhũng nhiễu, đặc biệt trong công việc “dân đang chờ là chưa hết giờ làm việc” đây là phương châm làm việc của công chức tư pháp Tượng Sơn và cũng là bí quyết giúp anh Nghĩa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong gần 20 năm qua.

Đổi mới, đi đầu các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhiều năm gắn bó với cơ sở, anh Nghĩa nhận thấy hệ thống pháp luật đã cơ bản đầy đủ nhưng việc tiếp cận của người dân nhiều khi chưa được sát do nhiều yếu tố. Trăn trở trên đặt ra cho anh bài toán khó cần đi tìm lời giải làm thế nào để bà con tận các thôn, xóm được trang bị kiến thức pháp luật cơ bản nhất. Đó cũng là lý do thôi thúc anh xây dựng nhiều sáng kiến kinh nghiệm để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Cụ thể trong 3 năm, năm 2019, năm 2020 và năm 2022 anh Nghĩa đã xây dựng 3 đề tài sáng kiến kinh nghiệm với nội dung “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật” năm 2019 và năm 2020 là đề tài “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua câu lạc bộ nông dân với pháp luật” còn năm 2022 là đề tài “Nâng cao chất lượng sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung trong đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Thạch Hà”. Các sáng kiến này đã được đưa vào áp dụng thực tiễn rất có hiệu quả và được UBND huyện Thạch Hà công nhận.

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại xã Tượng Sơn.

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại xã Tượng Sơn.

Giờ đây, về các thôn, xóm ở tỉnh Hà Tĩnh hỏi về các câu lạc bộ pháp luật “Nông dân với pháp luật” hay “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu” là không ai không biết. Nhưng để có những diễn đàn tuyên truyền pháp luật ra đời và áp dụng thực tiễn rộng rãi như hiện này không nhiều người biết được nó được triển khai thí điểm đầu tiên tại xã Tượng Sơn và người “thổi hồn” cho những câu lạc bộ pháp luật này có sức sống và bay xa là công chức tư pháp - hộ tịch Dương Chính Nghĩa.

Ông Nguyễn Văn Dũng ở thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn chia sẻ: Năm 2007, thấy anh Nghĩa về thông báo và tuyên truyền tại các thôn để thành lập câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” lúc đầu ai cũng lo vì chưa thấy ở địa phương nào triển khai. Sau khi câu lạc bộ thành lập mỗi tuần sinh hoạt một lần, do người dân làm nông nghiệp nên thường tổ chức vào buổi tối nhưng lần sinh hoạt nào anh Nghĩa cũng về tham gia, ngoài trang bị, cung cấp các văn bản pháp luật mới, anh còn hướng dẫn tận tình từ nội dung sinh hoạt, trong đó tập trung vào tuyên truyền, chuyển tải kiến thức về chính sách pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân. Lúc đầu trong thôn chỉ có khoảng 7 - 10 người tham gia nhưng qua quá trình sinh hoạt, câu lạc bộ đã thu hút được trên 30 người tham gia vì đã giải đáp được nhiều thắc mắc, tranh chấp trước đây không biết hỏi ai nay được giải đáp tận tình lại không mất phí.

Ông Dũng cho biết thêm, “Tổ hòa giải kiểu mẫu thôn Sâm Lộc” được chọn xây dựng mô hình tổ hòa giải kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, thành lập vào tháng 9/2021. Mỗi lần tổ hòa giải thông báo giải quyết hòa giải tranh chấp ở thôn là anh Nghĩa có mặt cùng với các thành viên trong tổ. “Giờ đây công việc hòa giải ở nông thôn không chỉ chuyện xích mích trong gia đình, mâu thuẫn làng xóm như con gà sang vườn nhà người khác, chăn thả gia súc phá hoa màu của nhau mà còn phát sinh những chuyện kiện tụng, thậm chí xảy ra đánh nhau như xây nhà lấn đất, tranh chấp đất đai được tổ hòa giải vào cuộc xử lý thành công. Nếu không có người am hiểu luật cùng “xắn tay” vào cuộc phân tích, hòa giải như anh Nghĩa thì nhiều vụ việc cũng khó thành công” - ông Dũng nói.

Bà Lê Thị Phương Thanh - Trưởng phòng Tư pháp huyện Thạch Hà cho hay: “Anh Dương Chính Nghĩa là một cán bộ tư pháp cấp xã kỳ cựu và tiêu biểu của huyện Thạch Hà luôn tận tụy, năng nổ với công việc. Từ năm 2018 đến nay, anh luôn là gương điển hình, lá cờ đầu nhận được Giấy khen của UBND huyện và Giám đốc Sở Tư pháp, năm 2021 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc trong công tác tư pháp - hộ tịch…”.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Đọc thêm

“Bí quyết” gần dân của trinh sát chuyên “đánh án” ma tuý

Đại úy Nguyễn Đình Hiển, cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐT TP) tội phạm về hình sự - kinh tế - ma tuý, Công an huyện Đắk G'long
(PLVN) - Không chỉ là người lính trinh sát bản lĩnh , Đại úy Nguyễn Đình Hiển, cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐT TP) tội phạm về hình sự - kinh tế - ma tuý, Công an huyện Đắk G'long (t ỉnh Đắk Nông) còn là thủ lĩnh Đoàn thanh niên năng động, tận tình với công tác giáo dục, phổ biến pháp luật tới học sinh và người dân nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Triển khai tổ chức đại hội Đảng các cấp cần phù hợp với bối cảnh tinh gọn bộ máy

Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phát biểu chỉ đạo (ảnh quochoi.vn).
(PLVN) - Sáng 4/12, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
(PLVN) - Trong bối cảnh gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp của các giao dịch cũng như tranh chấp thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế trong đó một bên là Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Hoàn thành vượt chỉ tiêu thi hành án tín dụng ngân hàng

Hoàn thành vượt chỉ tiêu thi hành án tín dụng ngân hàng
(PLVN) -Năm 2024, án tín dụng ngân hàng tăng nhanh (gần 7700 việc với trên 44 ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, giá trị phải thi hành án lớn, khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực rất lớn, kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu.

Luật sư công: Giải pháp tối ưu từ việc tận dụng nguồn lực sẵn có

Luật sư công: Giải pháp tối ưu từ việc tận dụng nguồn lực sẵn có
(PLVN) -Theo Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm, trong bối cảnh nguồn lực hiện có của Việt Nam, giải pháp tận dụng đội ngũ hơn 20.000 luật sư hiện hành thông qua cơ chế trả công hoặc khuyến khích thiện nguyện không chỉ khả thi mà còn tiết kiệm và bền vững hơn, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân.

Trạm trưởng Biên phòng Võ Anh Tuấn và sứ mệnh giữ ải biên cương

Thiếu tá Võ Anh Tuấn – Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh).
(PLVN) -Vào những ngày cuối tháng 11 dương lịch năm 2024, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, sau khi di chuyển quãng đường dài gần 100km, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co khúc khuỷu, chúng tôi cũng đã có mặt tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và được nghe câu chuyện về Thiếu tá Võ Anh Tuấn, một Trạm trưởng Biên phòng trẻ đầy nhiệt huyết. 

Phát triển thiết chế Luật sư công sẽ có nhiều lợi thế

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật (ngồi ngoài cùng bên trái) tham gia bào chữa tại một phiên tòa. Ảnh: NVCC
(PLVN) -Việt Nam cần thiết phải có thiết chế luật sư công hay không? Những ưu điểm, lợi thế khi phát triển thiết chế luật sư công là gì?... Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty luật TNHH Đông Nam Á (SEALAW).

Mô hình luật sư nhà nước ở Trung Quốc kết hợp hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư

Mô hình luật sư nhà nước ở Trung Quốc kết hợp hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư
(PLVN) - Là nước láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ về thương mại và đầu tư quốc tế từ khi mở cửa nền kinh tế, nhất là thực thi khá tốt chính sách hợp tác công - tư. Qua đó, giúp giải quyết tốt những vấn đề về thương mại và đầu tư quốc tế phát sinh.

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Huân chương Lao động hạng nhì cho ông Nguyễn Văn Lộc, nguyên Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bình Dương.
(PLVN) -Tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra vào ngày 2/12, nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp từ các đại biểu tham dự, đại diện Cục THADS một số địa phương đã được đưa ra, tập trung vào các thách thức và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025
PLVN - Ngày 02/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục THADS và đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan THADS địa phương.

Những bài học kinh nghiệm từ mô hình luật sư công ở Mỹ

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn ảnh Alexander Hudson)
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay
(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.