Cách nào để “rã băng” thị trường bất động sản?

0:00 / 0:00
0:00
Thị trường bất động sản đang đối mặt hàng loạt các thách thức, trước khi chờ Nhà nước có biện pháp tháo gỡ, các doanh nghiệp đã phải tự “rã băng” cho chính mình. 
Cách nào để “rã băng” thị trường bất động sản?

Doanh nghiệp chủ động “cứu” mình

Nhiều chuyên gia nhận định, đây là giai đoạn thách thức nhất đối với thị trường bất động sản trong suốt gần 10 năm qua. Một số phân khúc bị “đóng băng”, không có giao dịch, thanh khoản sản phẩm sụt giảm nghiêm trọng, nhà đầu tư mất niềm tin.

Trước tình hình nói trên, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để tự “rã băng” cho chính mình. Theo đó, một số doanh nghiệp bất động sản đã tung nhiều mức chiết khấu hấp dẫn, nhằm thu hút dòng tiền từ người mua và đẩy nhanh thanh khoản dự án. Nói cách khác, đó là một hình thức giảm giá bán. Nhưng với điều kiện là người mua phải trả 1 lúc gần hết tiền.

Đơn cử, một số dự án tại khu vực phía Nam đã mạnh tay chiết khấu 40% giá bán, khi người mua thanh toán vượt tiến độ đến 98%. Tức là nếu mua một căn hộ giá gốc là hơn 4,7 tỷ đồng thì người mua giờ chỉ cần trả 2,9 tỷ đồng. Cách thức này cũng đang diễn ra tại Hà Nội, khi một số dự án chung cư sẽ giảm giá bán từ 15 - 35% khi người mua thanh toán vượt tiến độ 95%.

Không chỉ các dự án, trên thị trường mua bán thứ cấp, nhiều nhà đầu tư đã rao bán nhà đất với mức giá giảm từ 5 - 15% tùy từng loại hình, từng khu vực.

Bên cạnh giải pháp mạnh tay chiết khấu, một số chủ nhà đầu tư đã lựa chọn nhấn nút “tạm ngừng” đầu tư dàn trải dự án mới, để tái cấu trúc. Các khoản đầu tư lớn mới sẽ bị tạm dừng trong thời gian này, ngoại trừ các giao dịch đang triển khai.

Với nhiều chủ đầu tư không trụ được trước khó khăn sẽ buộc phải bán trao tay dự án hoặc chấp nhận chuyển nhượng cổ phần cho các chủ đầu tư khác có tiềm lực hơn. Do đó, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) dự án đã sôi động trở lại.

Cùng với các giải pháp trên, hầu hết cộng đồng doanh nghiệp địa ốc hiện nay đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động.

Ông Hoàng Liên Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới Bất động sản Alpha chia sẻ, dòng tiền đối với doanh nghiệp giống như dòng máu của con người. Để nuôi sống doanh nghiệp phải có tiền. Vì vậy, ở giai đoạn khó khăn khi nguồn vốn huy động hạn hẹp, thị trường tài chính biến động mạnh, một số chủ đầu tư bắt buộc phải tìm giải pháp để tự cứu lấy mình.

“Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều chủ đầu tư chấp nhận cắt bớt chi tiêu, tinh giảm nhân sự, thậm chí là giảm bớt lợi nhuận để miễn sao có dòng tiền nhằm duy trì sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi lúc này, còn dòng tiền là còn tồn tại, hết dòng tiền là doanh nghiệp “tắc thở”, ông Sơn nói.

Ông Hoàng Liên Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới Bất động sản Alpha

Ở một góc nhìn khác, ông Phan Đại Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Địa ốc An Phúc nhìn nhận, cắt giảm chi phí, tinh giảm bộ máy là giải pháp mà toàn thị trường đang thực hiện, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời ở thời điểm hiện tại, còn trong dài hạn, các doanh nghiệp cần phải nghĩ đến những giải pháp lâu dài.

Theo ông Dương, song hành với nguy cơ luôn có cơ hội. Giai đoạn này cũng có thể xem là cơ hội cho một số doanh nghiệp mới nổi khi nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác chìm xuống.

“Để nắm bắt được cơ hội này hay không là phụ thuộc vào doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược phát triển cụ thể, hiểu rõ được chu kỳ lên xuống của thị trường. Và hiện tại, doanh nghiệp chúng tôi cũng đang lên kế hoạch để chắt chiu cơ hội trong giai đoạn này với mong muốn phấn đấu trở thành “ông lớn” bất động sản”, ông Dương chia sẻ.

Bàn luận về giải pháp “rã băng” thị trường bất động sản, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM ông Lê Hoàng Châu cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp địa ốc, Nhà nước cũng cần nhanh chóng các chính sách hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

“Năm 2012 thị trường bất động sản cả nước rất khó khăn. Thị trường lúc đó đứng trước nhiều điểm nghẽn. Thứ nhất là hàng tồn kho với tổng giá trị lên tới 100 nghìn tỷ đồng. Thứ hai là nợ xấu bất động sản có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Thứ ba là thị trường khan hiếm nhà ở có giá vừa túi tiền người dân.

Trước bối cảnh đó, Nghị quyết 02 của Chính phủ năm 2013 đã tung gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với cơ chế cho vay ở mức lãi suất 6%/năm nhằm hỗ trợ thị trường. Kết quả là giúp giải quyết hơn 56.000 sản phẩm tồn kho, giải quyết được “cục máu đông” nợ xấu và giúp 56.000 hộ gia đình tiếp cận được nhà ở.

Giai đoạn hiện tại, thị trường cũng có nhiều điểm tương đồng với thời điểm năm 2012. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời”, ông Lê Hoàng Châu bày tỏ.

Cụ thể, ông Châu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thẩm quyền của mình có thể cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại hỗ trợ người mua nhà để ở. Với tình hình hiện tại không thể hạ mức lãi suất xuống mức 5 - 6% theo gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng năm 2012 nhưng vẫn có thể đưa lãi suất về mức hợp lý hơn, phù hợp với tình hình thị trường năm 2022.

Lời khuyên cho các nhà đầu tư muốn “săn hàng”

Khi thị trường khó khăn, doanh nghiệp khát vốn cũng là lúc các nhà đầu tư có “tiền tươi” dễ dàng “săn hàng” chất lượng với giá rẻ. Tuy nhiên, đâu là phân khúc chất lượng ở thời điểm hiện tại?

Theo các chuyên gia, phân khúc chất lượng là phân khúc đảm bảo được thanh khoản, giao dịch trong mọi biến động lên xuống của thị trường. Đơn cử như phân khúc hướng tới nhu cầu thật.

Theo ông Hoàng Liên Sơn, ở giai đoạn này nhà đầu tư nên chọn những sản phẩm có giá trị sử dụng như để ở, cho thuê, kinh doanh… Bởi những sản phẩm này sẽ đem về dòng tiền đều đặn hàng tháng mà không phải chờ tiềm năng tăng giá bất động sản trong dài hạn.

Thị trường bất động sản đang đối mặt hàng loạt các thách thức, trước khi chờ Nhà nước có biện pháp tháo gỡ, các doanh nghiệp đã phải tự “rã băng” cho chính mình. (Ảnh: NLĐ)

Là một nhà đầu tư lâu năm trong lĩnh vực bất động sản, ông Hồ Tuần Hoàn cho rằng, nhà đầu tư cứ chuẩn bị sẵn tiền để “săn hàng”, bởi đây là giai đoạn tốt để có những sản phẩm được chào bán với giá rẻ hơn so với bình thường. Tuy nhiên, ông Hoàn cũng đưa ra ba lời khuyên cho nhà đầu tư ở thời điểm hiện nay.

Một là, nhà đầu tư nên đa dạng hoá giỏ hàng với nhiều sản phẩm, phân khúc khác nhau.

Hai là, nhà đầu tư cần chủ động về vốn, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức phù hợp và phải cân đối được dòng tiền của mình để mình không bị động hoàn toàn.

Ba là, nên nhắm đến những sản phẩm có dòng tiền. Ví dụ như đầu tư đất nền dân cư thì nên đầu tư vào những khu vực có khả năng kinh doanh cao, để ngoài giá trị gia tăng trong tương lai thì mình còn có thể cho thuê giúp có một nguồn thu đều đặn hàng tháng. Điều này sẽ giúp mình có thêm một khoản để hỗ trợ trả lãi vay hay tăng thêm lợi nhuận./.

Công trình trọng điểm Cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh/thành trong và ngoài khu vực Tây Nam Bộ, mở ra cơ hội cho thị trường BĐS Tây Nam Bộ phát triển.

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

(PLVN) - Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS) năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó, với những lợi thế cùng những tiềm năng vốn có, thị trường BĐS khu vực Tây Nam Bộ được đánh giá là điểm sáng về biên độ lợi nhuận trong năm 2024, sẽ là “miền đất hứa” chờ các “đại bàng” về làm tổ.
Theo mô hình mới, Vinhomes sẽ xây dựng khối kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho khách hàng (tự doanh).

Vinhomes bổ sung mô hình kinh doanh mới

(PLVN) - Ngày 09/01/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc. Công ty cũng tiến hành chiến dịch tuyển dụng nhân viên kinh doanh quy mô lớn, sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa.

Dự báo năm 2024 giá chung cư tiếp tục tăng

(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá chung cư nội đô dù đã cao nhưng đà tăng vẫn tiếp tục vì lượng cầu lớn trong khi nguồn cung hạn chế. Trong đó, giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trung bình 3 - 8%, với chung cư cao cấp tăng nhiều nhất. Nguồn cung hạn chế cũng sẽ khiến giá cho thuê căn hộ Hà Nội trong năm 2024 tăng khoảng 5%.
Bên trong căn hộ tại Lancaster Luminaire sở hữu tầm nhìn tầng cao bao quát thành phố Hà Nội.

Lancaster Luminaire sẵn sàng đón cư dân về nhà mới

(PLVN) - Lợi thế về hoàn thiện thi công, sẵn sàng bàn giao, kết hợp với giá trị về vị trí, chất lượng sản phẩm cùng hệ tiện ích nội - ngoại khu đa dạng khiến Lancaster Luminaire trở thành địa chỉ tin cậy để các khách hàng quan tâm “chốt deal” đón Tết 2024 trong căn hộ mới.
ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing

Mua nhà cuối năm cần biết những cạm bẫy này

(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, giao dịch BĐS thổ cư đang diễn ra sôi động nhất trong năm. Tuy nhiên trong thị trường còn nhiều “vùng xám” cộng với tâm lý chốt giao dịch trước Tết, người mua có thể gặp muôn trùng vây khiến tổn thất về tài chính, rủi ro pháp lý. Giúp khách hàng tránh những rủi ro có thể gặp phải cũng như nhận diện cơ hội đầu tư vào BĐS thổ cư, ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing chia sẻ những kinh nghiệm để tránh cạm bẫy mua nhà cuối năm.
Thiết kế như chuyến tàu bên bờ biển của Nam Ô Heritage.

Đô thị biển Tây Bắc Đà Nẵng: Tạo đà từ những dự án tiềm năng

(PLVN) - Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng đã từ lâu thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Nếu như khu vực Đông Nam đã được khai thác tối đa trong hơn 20 năm qua thì vài năm trở lại đây, khu vực Tây Bắc lại đang trở thành “ngôi sao” mới trong danh mục của nhiều nhà đầu tư.
Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

(PLVN) - Sở hữu rất nhiều lợi thế nhờ vị trí đắc địa, pháp lý hoàn thiện đầy đủ, được cấp quyền sở hữu lâu dài, Mũi Né Summerland vẫn luôn duy trì sức nóng và được các nhà đầu tư săn đón kể từ khi ra mắt cho đến nay.
Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

(PLVN) - Trong xu hướng giãn dân cơ học nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị trung tâm, Waterpoint đang ngày càng chứng tỏ vị thế của một điểm đến hoàn hảo khi kết nối thuận tiện, cách trung tâm TP HCM chưa đến 1 giờ lái xe cùng hệ tiện ích đa dạng, thiên nhiên trong lành, thiết lập những chuẩn mực sống mới.