Cá nhân có thể được nhập khẩu phim để sử dụng cho mục đích riêng

Hình ảnh một số bộ phim nước ngoài.
Hình ảnh một số bộ phim nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Nghị định 22/2022/NĐ-CP ngày 25/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

Theo Nghị định mới ban hành, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (văn hóa phẩm): Là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.

Văn hóa phẩm bao gồm: Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật Xuất bản); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh; Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

Về thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, Nghị định 22/2022/NĐ-CP bổ sung Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm cho cá nhân, tổ chức ở địa phương đối với phim để phát hành, phổ biến theo quy định của pháp luật do Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương nhập khẩu. Đồng thời bổ sung quy định, Cơ quan cấp phép nhập khẩu phim thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh.

Về thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, Nghị định 22/2022/NĐ-CP quy định rõ hơn về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Theo đó, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức theo mẫu, Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng, Nghị định quy định còn phải có: Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt bằng tiếng Việt nội dung phim và văn bản cam kết chịu trách nhiệm về nội dung phim nhập khẩu không vi phạm quy định của pháp luật; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật.

Đồng thời, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp văn hóa phẩm nhập khẩu và tờ khai hải quan (bản sao không cần chứng thực) để cơ quan cấp giấy phép giám định. Đối với văn hóa phẩm nhập khẩu là phim: Tổ chức có trách nhiệm cung cấp bản phim đã nhập khẩu và tờ khai hải quan (nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nộp bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) trong vòng 30 ngày kể từ khi có giấy phép nhập khẩu để giám định. Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu có biên bản giám định và bàn giao phim căn cứ trên hồ sơ và tóm tắt nội dung phim.

Đáng chú ý, cũng liên quan thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, Nghị định 22/2022/NĐ-CP cho phép cá nhân nhập khẩu phim chỉ để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng phải cam kết không vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh và sử dụng phim đúng với quy định của pháp luật.

Về giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm, Nghị định mới được Chính phủ ban hành quy định: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép. Đối với văn hóa phẩm là phim: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép. Thời gian giám định phim không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp bản phim.

Nghị định 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/5/2022. Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gửi trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được cấp giấy phép thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.