Bụi công trường sân bay Long Thành: Điều xe cứu hỏa khắc phục

Ô nhiễm bụi tại công trường sân bay Long Thành vượt quy chuẩn gần 20 lần.
Ô nhiễm bụi tại công trường sân bay Long Thành vượt quy chuẩn gần 20 lần.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thông tin được ông Đỗ Tất Bình, Phó TGĐ TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Trưởng BQL Dự án sân bay Long Thành, cung cấp cho báo chí, khi đề cập đến phương án khắc phục tình trạng bụi đỏ công trường bủa vây khu dân cư, trường học.

“ACV sẽ điều một số xe cứu hỏa của đơn vị từ miền Tây lên hỗ trợ cho dự án”, ông Bình nói và cho biết những xe này sẽ có mặt, tưới nước trên công trường. Cùng với đó, đơn vị cũng sẽ hạn chế thi công ban đêm, giảm tần suất xe chạy ban ngày.

Theo ông Bình, dự án san lấp nền sân bay Long Thành đang chạy nước rút để kịp tiến độ trước mùa mưa, trong khi thời tiết hanh khô kèm gió lớn nên bụi phát tán mạnh. Bụi không chỉ ở khu vực thi công và ở các khoảng đất trống cũng phát sinh vì bề mặt cũng vừa san lấp.

Trước tình trạng nhiều khu dân cư, trường học bị “bão bụi” tấn công, chủ đầu tư cho biết sẽ cùng chính quyền địa phương thăm hỏi, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng. Kinh phí này trích từ nguồn phúc lợi xã hội của ACV.

Làm việc với ACV mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết bụi ở dự án không chỉ tác động người dân huyện Long Thành mà khi có gió bay mấy chục km, đến Nhơn Trạch, TP Biên Hòa. Tỉnh đề nghị ACV chỉ đạo các đơn vị thi công cần có biện pháp khắc phục.

Trước đó, thông qua việc thực hiện quan trắc môi trường không khí định kỳ (từ tháng 4 - 10/2022) tại dự án sân bay Long Thành, Sở TN&MT Đồng Nai phát hiện ô nhiễm bụi tại đây vượt quy chuẩn gần 20 lần. Hiện đoàn thanh tra Bộ TN&MT đang có mặt tại Đồng Nai để kiểm tra.

Một bác sĩ cho biết bản chất bụi đỏ là bụi đất. So với các hóa chất độc hại khác, bụi đỏ không nguy hại bằng, song vẫn ảnh hưởng sức khỏe nếu tiếp xúc lâu, nhất là người bị suy giảm sức đề kháng, người già, trẻ nhỏ.

Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô hấp, gây kích thích, viêm phế quản và khí quản, viêm phổi, phù phổi... Để phòng tránh, người dân cần che chắn cẩn thận và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, trồng nhiều cây xanh, dùng máy lọc không khí. Các công trường thi công phải có phương án phòng ngừa phát tán bụi ra môi trường.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Giai đoạn 1, sân bay xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành năm 2026. Thời gian qua, dự án đang được đẩy nhanh tốc độ san lấp mặt bằng để kịp xây nhà ga hành khách.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được Bộ TN&MT phê duyệt năm 2019, đã đưa ra hàng loạt biện pháp giảm bụi khi triển khai dự án như: xây rào chắn khu vực thi công, làm ẩm địa điểm chứa vật liệu, phủ bạt kín thùng xe, chở nguyên vật liệu vào ban đêm (nhưng phải kết thúc 22h), rửa sạch xe khi ra khỏi công trường...

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.