Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về: Điều kiện được hưởng trợ cấp?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bạn đọc Nguyễn Hòa (Phú Thọ) hỏi: Tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về và phải nằm viện gần 10 ngày, song công ty không hỗ trợ chi phí điều trị và không tính lương. Công ty làm vậy có đúng không? Tôi có được đòi quyền lợi của mình? Nếu muốn đòi thì phải làm sao?

- Luật sư Nguyễn Đức Hùng (Hãng Luật TGS) tư vấn:

Không phải trường hợp nào tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc cũng là tai nạn lao động. Trong trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì người lao động (NLĐ) được hưởng trợ cấp từ người sử dụng lao động và các chế độ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp của bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 39, khoản 1, 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì mới được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau: NLĐ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian hợp lý và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn này. Trong đó, thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để NLĐ đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường mà NLĐ thường xuyên đi từ nơi ở, nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

Ngoài điều kiện trên thì tai nạn giao thông này xảy ra phải do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây tai nạn. Và việc xác định lỗi phải dựa vào biên bản kết luận của cơ quan công an có thẩm quyền.

Như vậy, nếu đủ những điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Nếu bạn thuộc trường hợp tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì sẽ không được hưởng trợ cấp.

Các chế độ mà bạn được hưởng nếu thuộc trường hợp trên và đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ:

- Được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp (Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015). Khi giám định mức suy giảm khả năng lao động của bạn từ 5% trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định này.

- Được hưởng các chế độ của cơ quan Bảo hiểm xã hội (Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các Điều 48, 49, 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

+ Trợ cấp một lần: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

+ Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

+ Trợ cấp phục vụ: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, NLĐ được hưởng trợ cấp hàng tháng như trên và mỗi tháng cộng thêm 01 tháng lương cơ sở.

- Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động (Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. NLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian cụ thể như sau:

+ Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

+ Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31 - 50%.

+ Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15 - 30%.

Mức hưởng chế độ trợ cấp = 30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ.

Để bảo vệ quyền lợi, bạn có quyền làm đơn khiếu nại giám đốc công ty yêu cầu công ty phải giới thiệu bạn đi giám định sức khỏe và giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bạn theo đúng quy định của pháp luật. Nếu giám đốc công ty không chấp nhận yêu cầu của bạn, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc làm đơn khởi kiện công ty tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở chính để xét xử (Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).

Tin cùng chuyên mục

Hình minh họa

Cần làm gì khi ký tên nhầm trên hộ chiếu?

(PLVN) - Nhiều người khi ký tên trong hộ chiếu do chủ quan hoặc không để ý đã ký nhầm vào phần dành cho người khác, hoặc ký vào cả phần dành cho mình lẫn phần dành cho người khác. Việc này có gặp khó khăn khi xuất nhập cảnh không và cần xử lý thế nào?

Đọc thêm

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"