Bệnh tình dục ít người biết sắp biến thành siêu khuẩn

- Dự đoán trong năm năm nữa, Mycoplasma genitalium sẽ trở thành siêu khuẩn đe dọa khả năng sinh sản của con người.

Do tình trạng kháng kháng sinh, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng trở nên nguy hiểm và một trong số này chính là bệnh nhiễm khuẩn Mycoplasma genitalium (MG). 

Theo Men's Health, MG còn xa lạ với nhiều người nhưng thực chất đã được phát hiện từ những năm 1980. Vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua con đường giao hợp. Ước tính khoảng 3% dân số thế giới mắc MG.

Bệnh tình dục ít người biết sắp biến thành siêu khuẩn ảnh 1
Ảnh: MH.

Nhiễm MG, đàn ông có thể bị chảy nước, viêm đau niệu đạo, đau nhức lúc tiểu tiện. Đối với phụ nữ, các dấu hiệu bao gồm tiết dịch âm đạo, đau đớn hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu dưới rốn. Các triệu chứng này ít khi phát ra ngoài và hay bị lầm tưởng thành bệnh Chlamydia, từ đó dẫn tới chẩn đoán sai. 

Nếu không kịp thời điều trị, MG kéo đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt ở đàn ông và viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng ở phụ nữ. Tất cả những vấn đề này đều góp phần gây ra vô sinh.

Hiện nay, azithromycin được cho là kháng sinh điều trị MG hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do dễ bị nhầm sang bệnh Chlamydia, bệnh nhân MG thường bị kê sai thuốc. Chia sẻ với CNN, tiến sĩ Mark Lawton từ Trung tâm Sức khỏe Tình dục Liverpool (Anh) cho biết sử dụng kháng sinh không phù hợp chính là nguyên nhân hàng đầu khiến MG ngày càng kháng thuốc. Dự đoán trong năm năm nữa, MG sẽ trở thành siêu khuẩn. 

Tốt nhất, để bảo vệ bản thân khỏi MG cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác, bạn cần sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ. Dù không phòng tránh 100%, biện pháp này cũng giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh, bạn nên chủ động đề nghị bác sĩ tiến hành xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT) nhằm phát hiện ADN vi khuẩn.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.