Bé 2 tháng tuổi phải thở máy do nhiễm virus RSV

Các bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi vào viện, bệnh nhi sinh non (35 tuần, đến từ Thanh Hóa) được chẩn đoán viêm phổi nặng sau nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), suy hô hấp mức độ nặng phải thở máy. 

Trước khi vào Khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhi điều trị viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 11 ngày, đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, sau 2 ngày xuất viện, bệnh nhân xuất hiện ho khò khè. Kết quả các xét nghiệm tại cơ sở y tế ở địa phương cho thấy bệnh nhân bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV).

Theo TS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mặc dù bệnh nhi được đưa đến sớm nhưng với cơ địa là sinh non cộng thêm viêm đường hô hấp tái phát do nhiễm trùng trước đó, dẫn đến bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Hiện em bé phải thở máy.

Tại Việt Nam, bệnh do RSV bùng phát mạnh vào mùa đông xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè. Nhiễm trùng RSV có thể gây ra các hội chứng lâm sàng đa dạng, từ triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh đến các biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cơn hen kịch phát và thở khò khè do virus. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản nặng và có thể dẫn tới tử vong.

Cũng giống như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, RSV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua nhiều con đường.

Cụ thể, có thể lây nhiễm bẩn bởi các giọt bắn có chứa virus RSV được thải ra từ người bệnh qua ho, hắt hơi lên mắt, mũi, miệng. Tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt bị nhiễm bẩn có chứa virus hoặc quần áo, vật dụng của người bị bệnh, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm RSV thông qua thơm hôn hoặc mớm thức ăn...

TS.BS Thúy lưu ý, đối tượng nhiễm RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng bao gồm: Trẻ sinh non; Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh; Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch; Người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên; Người bị hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); Người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS.

Vì vậy, người dân, người chăm sóc trẻ cần thực hiện các biện pháp để hạn chế lây nhiễm RSV. Cụ thể:

Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác...

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.

Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với những người có các triệu chứng giống như cảm lạnh.

Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi

Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động...

Khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho công cộng.

TS Thúy khuyến cáo, các bậc phụ huynh thấy con em mình có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp cần đưa ngay để cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.

Thuốc lá điện tử – 'gọng kìm' đang siết chặt giới trẻ

PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
(PLVN) - Theo PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, dù mang hình ảnh “hiện đại” và được quảng cáo “ít độc hại” hơn thuốc lá truyền thống, nhưng thực chất thuốc lá điện tử là "cửa ngõ” dẫn đến nghiện kép, là "gọng kìm" đang siết chặt giới trẻ.