TP HCM đề xuất tạm dừng nhiều dự án chậm tiến độ, có nguy cơ đội vốn

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Lý do các dự án này đều chậm tiến độ triển khai do ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, một số dự án có nguy cơ đội vốn.

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.

Đề xuất được nêu trong tờ trình của UBND TP HCM về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tại kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố, diễn ra trong ngày 7/12. Theo đó, UBND TP HCM đề xuất tạm dừng thực hiện 17 dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, giúp tiết kiệm hơn 1.400 tỷ đồng ngân sách.

UBND TP HCM đề xuất tạm dừng 17 dự án chậm triển khai nhằm phân bổ lại nguồn vốn hạn hẹp trong bối cảnh nhu cầu vốn của các dự án đầu tư công lớn.

Được biết, trong 17 dự án, có 11 dự án ở Thành phố Thủ Đức như: Mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp; cầu vượt trước bến xe miền Đông mới; bồi thường giải phóng mặt bằng và làm đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Xây dựng); nút giao thông tại cổng chính Đại học Quốc gia TP HCM…Còn lại là một số dự án nâng cấp, mở rộng đường, xây trường học ở huyện Hóc Môn (3) , Tân Phú (2), Bình Thạnh (1).

Hầu hết các dự án này mới được ghi vốn cho giai đoạn 2021-2025 nhưng chưa được bố trí tiền. Chủ đầu tư chủ động đề xuất tạm ngưng và sẽ tiếp tục xin bố trí vốn giai đoạn sau hoặc khi tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng.

UBND thành phố đề xuất giảm 690 tỷ đồng vốn của 474 dự án dùng vốn ngân sách thành phố và giảm hơn 3.970 tỷ đồng của 90 dự án do nhu cầu vốn hoàn thành công trình thấp hơn vốn trung hạn đã đăng ký (trong đó có 4 dự án ODA).

Đổi lại, UBND muốn được duyệt tăng 640 tỷ đồng tiền vốn cho 351 dự án và bổ sung 21 tỷ đồng vốn để chuẩn bị công tác đầu tư là cầu Thủ Thiêm 4; cầu Cần Giờ; đường Vành Đai 4; và xây đường Liên Cảng Cát Lái - Phú Hữu.

Thành phố cũng dự kiến bố trí vốn để điều chỉnh tăng, bổ sung kế hoạch đầu tư công cho các dự án cấp bách. Cụ thể, hơn 2.170 tỷ đồng cho 6 dự án thuộc quận, huyện; và 6.650 tỷ đồng vốn để cân đối cho dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) qua quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp.

Theo UBND Thành phố HCM, tính đến hết tháng 10/2022, Thành phố chỉ giải ngân được 30.098 tỷ đồng của kế hoạch trung hạn (chiếm 22% tổng số vốn trung hạn đã được phân bổ), dự kiến đến hết năm ngân sách 2022 (tính đến 31/1/2023), Thành phố giải ngân được hơn 45.601 tỷ đồng (chiếm 33,3% tổng số vốn trung hạn đã được phân bổ).

Nhiều mỏ dưới chân cầu Giao Thủy - Đại Lộc đồng loạt ngưng khai thác.

Thị trường vật liệu xây dựng khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng: Vì sao cát xây dựng bất ngờ “đội” giá, khan hiếm bất thường?

(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều DN trong lĩnh vực xây dựng tại Đà Nẵng, Quảng Nam lo lắng như “ngồi trên đống lửa” vì khan hiếm cát xây dựng một cách bất thường do nhiều mỏ dừng hoạt động. Nguồn cung thiếu, giá cát được đẩy lên mức cao chưa từng thấy.
Bất động sản: Cú vấp với 'Ba lằn ranh đỏ' của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Bất động sản: Cú vấp với 'Ba lằn ranh đỏ' của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Tháng 8-2020, Trung Quốc ban hành chính sách 'Ba lằn ranh đỏ' nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể bùng phát đối với ngành bất động sản của họ. Tuy nhiên, chính sách này đã phản tác dụng và kích hoạt cuộc khủng hoảng bất động sản hết sức tồi tệ ở nước này.Các can thiệp vào thị trường cần tính toán hết sức cẩn thận và tham khảo bài học từ các nước khác để tránh việc gây ra đổ vỡ hàng loạt, đặc biệt là các chính sách liên quan đến dòng chảy tài chính.
Xu hướng bất động sản 2023

Xu hướng bất động sản 2023 longform

(PLVN) - RSM Agency đã công bố kết quả khảo sát về Xu hướng bất động sản 2023 với nhiều thông tin đáng chú ý. Mặc dù còn khá nhiều rào cản song nhu cầu đầu tư thực tế vẫn cao.
Bất động sản sẽ có diễn biến theo chiều hướng tích cực trong năm 2023.

Thị trường bất động sản năm 2023 liệu có khởi sắc?

(PLVN) - Năm 2023 là năm Quốc hội thông qua các đạo luật cơ bản liên quan đến thị trường bất động sản như: Luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản, luật Nhà ở… sẽ giúp tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt pháp lý, thị trường có nhiều cơ hội để phát triển theo đúng chu kỳ.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cấp 67 Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở ("sổ đỏ") cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố.

Công khai danh sách cấp sổ đỏ chung cư cho người nước ngoài

(PLVN) - Sở Xây dựng Hà Nội mới công khai danh sách 67 căn hộ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở (sổ đỏ) và số lượng căn hộ được phép cho tổ chức, cá nhân cho người nước ngoài được Sở hữu nhà tại mỗi dự án trên địa bàn.