Sai phạm trong sử dụng đất đai ở Long Biên - Bài 1: Những biến tướng, khó kiểm soát

Buông lỏng trong quản lý, vi phạm đất đai đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Trong đó, quận Long Biên (Hà Nội), một địa phương ven đô đang đô thị hóa mạnh mẽ cũng không là ngoại lệ.
Bãi tập kết vật liệu không phép của Công ty Cổ phần Phúc Long (Long Biên). Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN
Bãi tập kết vật liệu không phép của Công ty Cổ phần Phúc Long (Long Biên). Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN

Tại đây, vi phạm đất đai tồn tại dưới nhiều hình thức như: xây dựng công trình trái phép, cho thuê đất trái thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích…, với những biến tướng tinh vi gây thất thu ngân sách, mất trật tự xã hội, bất bình trong nhân dân.

Trước thực tế này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 3 bài viết về thực trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở Long Biên.

Bài 1: Những biến tướng, khó kiểm soát

Tại thành phố Hà Nội, quá trình đô thị hóa, dân cư biến động cơ học dẫn đến nhu cầu về đất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà ở, nhà xưởng) tăng mạnh, việc quản lý, sử dụng đất có diễn biến phức tạp.

Việc lấn, chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông nghiệp trái pháp luật dưới nhiều hình thức, diễn ra trên nhiều địa bàn, nhất là tại các vùng ven đô như quận Long Biên, khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, phát triển công nghiệp.

Đất công "bốc hơi"... theo công thức

Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều trường hợp vi phạm đất đai chưa được chính quyền phường, xã, thị trấn và quận, huyện, thị xã ngăn chặn kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân.

Trước thực tế này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 04/CT - UBND năm 2014 về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sử dụng, quản lý đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố cùng Kế hoạch xử lý vi phạm trên đất nông nghiệp, đất công.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Hà Nội, nhiều địa phương, trong đó có quận Long Biên đã để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý đất công, đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, dẫn tới hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài, chưa biết đến bao giờ mới giải quyết được.

Long Biên là đô thị trẻ ở phía Đông thành phố Hà Nội với nguồn lực đất đai dồi dào, vị trí đắc địa, giá cả ngày càng đắt đỏ.

Cụm từ "đất Long Biên" là từ khóa được nhiều người truy cập tìm kiếm trên Google trong nhiều năm trở lại đây, cho thấy sức hấp dẫn của đất đai ở khu vực này.

Do giá trị của đất cao, cùng với năng lực quản lý hạn chế, một số cán bộ địa phương quận Long Biên đã bỏ qua quy định của pháp luật, buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm đất đai.

Chạy dọc bờ đê, các phường Long Biên, Bồ Đề, Cự Khối đến Ngọc Thụy, Giang Biên… có thể thấy bạt ngàn diện tích đất bãi bồi ven sông.

Đây chính là dư địa cho các phường làm "kinh tế", với việc cho thuê đất để mở trang trại, bãi chứa vật liệu xây dựng, mô hình sinh thái...

Theo tìm hiểu, từ trước những năm 2014, chính quyền một số phường như: Bồ Đề, Long Biên, Giang Biên, Ngọc Lâm, Gia Thụy cho một số hộ cá nhân thuê đất làm mô hình sinh thái với giá rẻ giật mình, chỉ khoảng 500 đồng/năm/m2 đất bãi bồi ven sông.

Đơn cử, phường Gia Thụy đã cho một công ty thuê 15 ha, với giá 500 kg thóc tẻ loại thường/sào/năm, thời hạn thuê khoảng 5 năm/lần hợp đồng.

Nhìn chung, các hợp đồng thuê đất tại các địa phương kể trên đều đăng ký ban đầu là sử dụng vào mục đích sản xuất, trồng cây ăn quả kết hợp với kinh tế trang trại hộ gia đình. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, tất cả những ô đất thuê này đều sử dụng không đúng mục đích.

Nhiều chủ đầu tư, sau khi thuê đất đã lập hàng rào quây kín. Phía bên trong cải tạo, xây dựng hạ tầng, tạo cảnh quan rất đẹp gồm sân vườn, đường dạo, tiểu cảnh.

Sai phạm trong sử dụng đất đai ở Long Biên - Bài 1: Những biến tướng, khó kiểm soát ảnh 1

Nhiều khu vực bãi bồi ven sông Hồng thuộc địa bàn quận Long Biên bị đổ phế thải. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Một "cò" chuyên môi giới làm các thủ tục hợp thức hóa đất công bật mí, công thức chung là: Sau một thời gian, người thuê sẽ có đơn trình bày với chính quyền sở tại cho phép được quây tường rào, nhà tạm để trông nom bảo quản tài sản cây trồng, vật nuôi trên đất.

Dần dà qua vài năm, cộng với sự thay đổi lãnh đạo địa phương, những mảnh đất công này có thể biến tướng, xây dựng những công trình kiên cố.

Theo quy trình như vậy, nhiều chủ đầu tư đã gom được hàng nghìn mét vuông đất công, đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông "bờ xôi ruộng mật" ở Long Biên với giá rẻ bèo, chờ thời chuyển đổi sang các loại đất khác có giá trị cao hơn để thu lời, nguy cơ gây thất thu ngân sách Nhà nước.

Bởi lẽ, nếu đất đó đem ra đấu giá công khai, Nhà nước sẽ thu được giá cao gấp hàng trăm lần và nhiều người có nhu cầu đấu giá chứ không bị bó hẹp đối tượng như thời gian qua.

Biến tướng khó kiểm soát

Do buông lỏng quản lý, những vi phạm đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Long Biên diễn biến phức tạp, tồn tại dưới dạng: Xây dựng công trình trái phép, cho thuê đất trái thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích.

Đáng chú ý, tại thời điểm thanh tra (tháng 7/2018), số vi phạm tăng so với năm 2017 là 134 trường hợp, so với năm 2016 tăng 187 trường hợp.

Công ty Phúc Long từ nhiều năm nay đã gom đất nông nghiệp, bãi bồi ven sông Đuống của hàng chục hộ dân quận Long Biên với diện tích vài nghìn mét vuông để làm bãi trung chuyển, tập kết vật liệu.

Chính quyền đã liên tiếp xử phạt hành chính, yêu cầu Công ty Phúc Long dừng hoạt động, vận chuyển toàn bộ vật liệu xây dựng ra khỏi bãi tập kết do vi phạm lĩnh vực đất đai, quản lý đê điều.

Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ngày 22/8, bãi chứa, trung chuyển vật liệu này vẫn có hàng vài trăm mét khối cát đen, cát vàng, đá, sỏi được tập kết thành những đống lớn, cao như núi, bất chấp các quy định cấm của cơ quan chức năng.

Cùng với đó là hàng chục chiếc máy xúc, xe ô tô tải cỡ lớn đỗ, dừng trong bãi phục vụ việc bốc xếp, vận chuyển vật liệu.

Ngay phía mép nước dưới sông Đuống, một chiếc xà lan cỡ lớn chở đầy cát đen đang tìm cách neo đậu, múc cát lên bãi chứa không phép Phúc Long.

Người dân sống cạnh bãi chứa, trung chuyển vật liệu cho biết, bãi này hoạt động ngoài việc gây xáo trộn cuộc sống của khu dân cư, do tiếng ồn và ô nhiễm môi trường còn làm thay đổi hiện trạng đất.

Một người dân bức xúc phản ánh: "Họ (Công ty Phúc Long – PV) thuê đất nông nghiệp của người dân, rồi tiến hành đào múc đất “thịt” đem đi nơi khác bán. Sau đó, công ty đổ phế thải vào lấp lên để làm mặt bằng tập kết vật liệu xây dựng. Giờ người dân có lấy lại đất cũng không thể làm nông nghiệp được. Chúng tôi mong muốn công ty phải trả lại hiện trạng ban đầu mới trồng cây được, khi đấy người dân mới nhận lại đất".

Từ nội thành vượt qua cầu Vĩnh Tuy, nhìn xuống là bãi ngô, rau xanh mướt bạt ngàn. Thế nhưng đi sâu vào địa bàn phường Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy..., xuất hiện khá nhiều khu vực đất bãi bồi ven sông bị biến thành bãi đổ phế thải, sát mép sông Hồng.

Người dân ở đây cho biết, mỗi khi bãi thải đầy lên lại có xe đến ủi phẳng, dồn phế thải xuống để lấn ra sông Hồng.

Nhiều khu đất ở cạnh sông Hồng được hình thành như thế và đến nay đã có người thuê thầu, xây tường bao, trồng cây, thực hiện các mô hình sản xuất khác.

Khu vực tổ 2, trước đây là bãi bồi ven sông với bạt ngàn ngô, đậu tương người dân trồng ra sát mép nước sông Hồng.

Tại một số vị trí đất bãi bồi, đất nông nghiệp lại xuất hiện mô hình, lán ở với kết cấu đơn giản, theo kiểu khung sắt thép, mái tôn hoặc quây tường rào, sử dụng mục đích phi nông nghiệp.

Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, làm thay đổi hiện trạng đất công, đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn quận Long Biên.

Câu hỏi đặt ra là vi phạm đất đai ở Long Biên từ thời điểm nào, công việc xử lý vi phạm được thực hiện ra sao và trách nhiệm thuộc về ai?./.

Bài 2: Xử lý không hiệu quả, đùn đẩy trách nhiệm

Theo TTXVN
Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

(PLVN) -  Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 \ nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển cho tỉnh Bình Dương là tập trung phát triển Bình Dương xanh, phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong đó, Becamex IDC đang nổi lên như một hình mẫu tiên phong trong đổi mới sáng tạo chuỗi khu công nghiệp (KCN) xanh của hệ sinh thái hạ tầng xanh.