Nghi vấn giá thép tăng bất thường

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp xây dựng nêu quan điểm nghi ngờ giá thép tăng rất cao trong thời gian qua có tác động của bàn tay con người chứ không đơn thuần do thị trường chi phối. Hậu quả của việc này không những người dân chịu thiệt mà ngân sách nhà nước bị tổn thất, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Một số doanh nghiệp xây dựng cho rằng cần làm rõ việc tăng giá thép.
Một số doanh nghiệp xây dựng cho rằng cần làm rõ việc tăng giá thép.

Giá thép “đi ngược quy luật”

Theo ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm nay thị trường thép đã thiết lập mặt bằng giá mới, cao hơn so với các năm trước. Ông Vương Quốc Vinh – Giám đốc Công ty CP Kim khí Thành Vinh cho biết, hằng năm, giá thép thường có chu kỳ tăng giá vào hai thời điểm. Thời điểm thứ nhất là từ tháng 4 đến tháng 6 và thời điểm thứ hai là từ tháng 8 đến tháng 10. Năm ngoái, giá thép xây dựng lên mức cao nhất là 13.500 đồng – 14.000 đồng/kg.

Giá thép bắt đầu tăng từ quý IV/2020 và đến tầm tháng 4/2021, giá thép xây dựng đạt đỉnh 18.000 đồng/kg (đã bao gồm VAT). Đây là giá ở các đại lý cấp 1. Còn ở thị trường tự do, giá thép có nơi lên trên 20.000 đồng/kg - mức tăng đột biến, lên tới 30 - 40%, thậm chí hơn.

Theo ông Lê Đức Thọ - Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CIENCO4, việc giá thép tăng giá mạnh đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp (DN)  xây dựng. Ông Thọ cho rằng việc giá thép tăng cao như hiện nay là đi ngược với quy luật. Thời điểm hiện nay các công trình trong cả nước ít được triển khai do ảnh hưởng Covid-19, đáng ra giá thép phải đi xuống, nhưng nghịch lý lại tăng ở mức cao.

Ông Thọ nêu quan điểm rằng giá thép tăng như hiện nay rất đáng ngờ, có thể có sự tác động của bàn tay con người chứ không phải thị trường tự nhiên chi phối. Vị này phân tích, đến mùa xây dựng thì giá có thể tăng đôi chút nhưng việc tăng gần nửa như hiện nay là rất bất thường. “Tôi cho rằng có nguyên nhân sâu xa từ bàn tay con người mà các cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra làm rõ. Như tôi được biết bên Trung Quốc cũng đã phạt một số DN thép lớn đầu cơ, thổi giá”- ông Thọ nói và cho biết, ở Việt Nam không có nhiều DN thép, DN sản xuất được phôi thép lại còn ít hơn, do đó việc một số DN thép lớn thao túng thị trường là có thể xảy ra.

Ông Lê Đức Thọ cho rằng Nhà nước chính là đối tượng chịu thiệt nhất của việc thép tăng giá. Vị này phân tích, các dự án hạ tầng chủ yếu là dự án đầu tư công. Khi thép tăng giá, các hợp đồng xây lắp tại các dự án công sẽ được điều chỉnh, cuối cùng là Nhà nước bỏ tiền bù vào. “Để giá thép ổn định, tránh việc Nhà nước, DN và người dân bị “móc túi”, cần có sự điều tiết và vào cuộc quyết liệt hơn của cơ quan quản lý nhà nước” - ông Thọ đề xuất.

Tại sao doanh nghiệp thép lãi kỷ lục?

Lãnh đạo một doanh nghiệp xây dựng lớn tại Hà Nội lại nghi ngờ rằng có thể có một hệ thống DN đứng đằng sau để “bảo hộ” nền sản xuất thép trong nước. Theo phân tích của vị này, phôi thép hiện nay nhập vào Việt Nam chịu mức thuế 15%. Từ đó phôi thép, thép nước ngoài khó tiếp cận thị trường trong nước. Nhân cơ hội này, một số DN trong nước dễ dàng thao túng giá thép trong nước. 

Vị này phân tích thêm, ở trong nước, chỉ có Hòa Phát tự sản xuất được phôi thép, còn lại các nhà máy khác đa số phải nhập phôi thép với số lượng lớn. “Nước ngoài nhập phôi thép vào bị đánh thuế 15%, trong nước thì không đánh thuế, từ đó Hòa Phát được hưởng lợi. Hòa Phát chiếm thị phần thép lớn trong nước, khi nâng giá bao nhiêu thì DN khác cũng nâng theo” - vị này nói và cho biết có thể đây chính là nguyên nhân gây bất ổn thị trường. “Gốc rễ vấn đề chúng tôi nghi ngờ có một nhóm DN đứng sau chính sách để lợi dụng kẽ hở, làm cho thị trường thép méo mó” - vị này nói và cho biết, cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ các nghi vấn này.

Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát mới đây phát biểu rằng giá thép tăng do nguyên liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên theo ghi nhận của PLVN, thời gian qua Hòa Phát báo lãi liên tục và đạt những kỷ lục mới. Cụ thể, năm 2020 dù ảnh hưởng Covid-19 nhưng Hòa Phát đạt lợi nhuận sau thuế 13.506 tỷ đồng. Chỉ trong quý I/2021, Hòa Phát đã đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 7.000 tỷ đồng. Đây là kỷ lục mới về lợi nhuận trong một quý của Hòa Phát.

Câu hỏi đặt ra, tại sao Hòa Phát nói giá thép tăng do nguyên liệu đầu vào mà lợi nhuận lại đạt cao kỷ lục đến thế? Không chỉ Hòa Phát “thắng lớn” về lợi nhuận mà nhiều DN thép trong nước khác cũng đang lãi lớn. Trong khi đó, nhiều DN xây dựng khác đang ngoắc ngoải…

PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Theo Tập đoàn Đèo Cả, chỉ riêng tại dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giá thép tăng 40% đã làm phát sinh chi phí thêm gần 150 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án.

Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Giới đầu tư 'soi' giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

Giới đầu tư 'soi' giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

(PLVN) -  Sun Group vừa chính thức ra mắt phân khu nhà phố, biệt thự Kim Tiền (thuộc Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam). Không chỉ gây ấn tượng về 469 dáng hình kiến trúc độc bản, các BĐS tại đây còn có giá đất chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, ngang bằng thậm chí rẻ hơn trong khu vực lân cận.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.