ĐH Tài Chính Ngân hàng Hà Nội: Bỏ hoang dự án xây dựng trụ sở mới

(PLO) - Dự án trường Đại học Tài Chính – Ngân hàng Hà Nội tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh – Hà Nội có diện tích trên 10ha, được biết đến là một dự án quy mô đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, sau nhiều năm vẫn bỏ hoang không một bóng người.

Theo tìm hiểu của phóng viên PLVN, tại xã Tiền Phong huyện  Mê Linh, nhiều người dân địa phương ở đây không biết có dự án trường đại học đang tồn tại trên địa bàn.

Dự án trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội nằm cạnh dự án Khu đô thị Cienco 5, tại dự án chỉ có 1 dãy nhà cấp 4 khoảng 3 phòng nhỏ có biển hiệu ghi bên ngoài là “Ban quản lý Dự án trường ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội", còn toàn bộ mảnh đất trong khuôn viên đang là nơi trông rau màu,  cây cỏ um tùm, chưa thấy ký túc xá, giảng đường hay bất kỳ một sinh viên nào. Nhưng theo website của trường, đây lại là trụ sở chính của ĐH Tài Chính Ngân hàng Hà Nội.

Cơ ngơi của trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội ở xã Tiên Phong (Mê Linh, Hà Nội) sau nhiều năm xây dựng vẫn chỉ có duy nhất dãy nhà cấp 4 này làm điểm nhấn.
Cơ ngơi của trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội ở xã Tiên Phong (Mê Linh, Hà Nội) sau nhiều năm xây dựng vẫn chỉ có duy nhất dãy nhà cấp 4 này làm điểm nhấn.

Tuy nhiên, trong khi Dự án trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội vẫn bỏ hoang nhiều năm ở Mê Linh, thì đơn vị này lại đi thuê trụ sở của ba công ty con của Tổng công ty cầu Thăng Long (CTCP) có địa chỉ tại đường Phạm Văn Đồng làm giảng đường giảng dạy hàng ngàn sinh viên.

Trên thực tế, nhiều ý kiến cho rằng cơ sở vật chất giảng dạy của trường ở đây không đảm bảo các điều kiện để sinh viên học tập, đặc biệt là trong một không gian chật hẹp liệu có đúng với quy định của giáo dục đại học.

Hiện nay, do đường Phạm Văn Đồng đang làm nên việc đi lại của sinh viên cũng như giảng viên ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, do đường Phạm Văn Đồng đang làm nên việc đi lại của sinh viên cũng như giảng viên ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.

Theo văn bản số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 cuả chính phủ, khi thành lập trường ĐH phải có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính không dưới 05 ha và đạt bình quân ít nhất 25m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhất là giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường.

Đối với trường công lập phải có Dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn điều lệ với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường), vốn đầu tư và vốn điều lệ được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Như vậy nếu chiều theo quy định thì việc thành lập cơ sở cũng phải đảm bảo các quy chuẩn theo văn bản nói trên của Chính phủ ban hành.

Dự án trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội bỏ hoang nhiều năm
Dự án trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội bỏ hoang nhiều năm

Được biết, trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được thành lập nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực tài chính ngân hàng có chất lượng cao trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Trong khi đó các cơ quan chức năng đang có quy hoạch vùng cho các trường Đại học di dời ra khỏi nội thành thì đơn vị này lại từ ngoại thành chuyển vào nội thành để thuê cơ sở vật chất giảng dạy.

Như vậy, đối chiếu quy định với thực tế thì thấy rằng trường Đại học Tài chính – Ngân hàng  Hà Nội đang “lộ” ra nhiều vấn đề bất cập trong công tác đào tạo? Đặc biệt, với dự án được chấp thuận và bàn giao địa điểm xây dựng trường tại địa bàn huyện Mê Linh thì không được triển khai, vậy UBND thành phố Hà Nội sẽ xử lý thế nào?.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc./

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.