Bất thường việc trì hoãn thu hồi “siêu dự án” Đại Ninh: Bài 2 - Đề xuất vô lý “níu chân” mục tiêu Thủ tướng đặt ra

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014, Thủ tướng đặt ra mục tiêu, đến 2030 xây dựng phát triển Đà Lạt và vùng phụ cận, trong đó có đô thị Đại Ninh “trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế”. Thế nhưng sau khi “ôm” diện tích thực hiện đô thị Đại Ninh rồi “ngâm” hàng chục năm, chủ đầu tư vẫn đưa ra những yêu sách vô lý, nguy cơ làm “phá sản” mục tiêu Thủ tướng đã đặt ra.
Hội trường xây không phép là công trình “giá trị” nhất của “siêu dự án”.
Hội trường xây không phép là công trình “giá trị” nhất của “siêu dự án”.

Doanh nghiệp sai phạm “phản ứng” với kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ

Như PLVN đã phản ánh, từ 10 năm nay, tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), “Dự án khu đô thị thương mại, dịch vụ, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh” do Cty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh làm chủ đầu tư “ôm” gần 3600ha đất rồi bỏ không, vi phạm Luật Đất đai, Lâm nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thuế... Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ra Kết luận thanh tra (KLTT) 929/KL-TTCP, kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án này. Tất cả Sở, ban ngành tỉnh đều đồng tình.

Thời gian đầu thực hiện dự án Đại Ninh, Lâm Đồng được đánh giá đã triển khai các thủ tục rất nhanh, thậm chí TTCP đánh giá tỉnh đã có sự “ưu ái” với dự án. Thế nhưng, sau này Sài Gòn Đại Ninh vẫn “kêu” “Thủ tục pháp lý kéo dài, khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng”.

Triển khai kết luận của TTCP, ngày 16/9/2020, các Sở ngành tổ chức cuộc họp, nhưng DN sai phạm không đến dự, muốn dời ngày họp, đưa ra Văn bản 09/2020/BC-SGĐN, cho rằng KLTT của TTCP còn “một số vấn đề”, muốn “trình bày ý kiến bổ sung”, muốn thanh tra lại (phúc tra).

Trong KLTT 929, TTCP chỉ ra những sai phạm của dự án:

1. Được cho chuyển mục đích sử dụng 166 ha đất, miễn giảm 30%, phải nộp 158 tỷ (theo QĐ 737/QĐ-UBND ngày 16/4/2014); đến tháng 10/2018 cộng cả tiền phạt chậm nộp là 262 tỷ. Do DN không nộp, ngày 9/10/2018, tỉnh thu hồi quyết định chuyển mục đích và QĐ737, hoàn trả 166ha về trạng thái đất chuyên dùng.

2. Sài Gòn Đại Ninh nợ tiền bồi thường thiệt hại, tài nguyên môi trường rừng (do để hàng trăm ha rừng được giao quản lý bị phá, lấn chiếm).

3. Sài Gòn Đại Ninh xây công trình hội trường không phép (khoảng 560m2).

4. Đến 31/12/2018, dự án đã hết thời hạn đầu tư.

Thế nhưng trong Văn bản 09, Cty vẫn cho rằng mình “không vi phạm về nghĩa vụ tài chính như Kết luận của TTCP”; cho rằng “số lượng rừng và lâm sản đã bị mất như đoàn thanh tra kết luận là không thực tế”; cho rằng TTCP kết luận “một số hạng mục không GPXD (...) là không đúng”; cho rằng nguyên nhân chậm tiến độ vì “năm 2018 khi DN sẵn sàng triển khai dự án thì bị Thanh tra Chính phủ”.

Từ những “giải trình” trên, Cty đề nghị “thực hiện quyền giải trình khiếu nại với KL929 của TTCP”; “cam kết có đủ năng lực tài chính”; đề nghị cho Cty “tiếp tục triển khai dự án Đại Ninh”; và “cho Cty thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ 737/QĐ-UBND năm 2014 của tỉnh”.

Một góc “siêu dự án” 25 ngàn tỷ.

Một góc “siêu dự án” 25 ngàn tỷ.

Những giải trình sai sự thật

Những “giải trình” như trên bị đánh giá là sai sự thật.

Sài Gòn Đại Ninh có vi phạm nghĩa vụ tài chính hay không? Đến hết tháng 10/2018, Cty này bị phạt chậm nộp hơn 104 tỷ. Trước đó, ngày 9/1/2018, Bộ Tài chính có Kết luận thanh tra 297/BTC-TT, nêu rõ: “Tiền SDĐ của Sài Gòn Đại Ninh 158,238 tỷ đồng. Trường hợp DN không có khả năng thực hiện, tỉnh xem xét đánh giá trên cơ sở thực tế thực hiện dự án, chuyển sang cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm, hoặc thu hồi dự án”.

Cty đã không có khả năng tài chính, nên UBND tỉnh mới thu hồi các quyết định đã ban hành, hoàn trả 166ha đất về trạng thái đất chuyên dùng. “Tất nhiên số tiền phạt chậm nộp hơn 104 tỷ với Đại Ninh, tỉnh cũng không thực hiện nữa. Nhưng phải khẳng định Sài Gòn Đại Ninh vẫn vi phạm nghĩa vụ tài chính”, một chuyên gia đánh giá.

Số lượng rừng và lâm sản tại dự án đã bị mất như đoàn thanh tra kết luận có chính xác hay không? Đã ít nhất 3 lần cơ quan chức năng Lâm Đồng có các cuộc kiểm tra thanh tra, báo cáo sự việc này. Theo báo cáo ngày 20/6/2018 của Sở NN&PTNN, trong dự án, diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm hơn 166ha. Hai năm sau, theo Kết luận 2094/KL-UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh và báo cáo ngày 25/3/2020 của UBND huyện, dự án để xảy ra tình trạng phá, lấn chiếm rừng hơn 368ha. Con số này ngày càng lớn, vì “lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng” của Cty quá mỏng, chỉ 10 người “quản lý” hơn 1000 ha rừng.

Cty đổ lỗi “đã rà soát lại diện tích rừng theo lịch sử ảnh vệ tinh ngày 24/10/2010 trước thời điểm nhận bàn giao, thì diện tích rừng đã bị mất trước đó rất nhiều”; có hợp lý không?

Một chuyên gia lâm nghiệp phản bác: “Năm 2019 Cty mới rà soát theo lịch sử ảnh vệ tinh 9 năm trước đó, thì khó có thể nhận định được điều gì vì thời điểm 2010 công nghệ chưa phát triển và đó chỉ là phương pháp tham khảo, không có giá trị pháp lý. Quan trọng là Cty đã nhận bàn giao rừng, ký nhận hay chưa?”.

Trả lời câu hỏi này, cơ quan chức năng khẳng định: “Sài Gòn Đại Ninh đã kiểm kê tài nguyên rừng, nhận bàn giao rừng; nên việc để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất thuộc trách nhiệm của DN”.

Cơ quan chức năng kết luận “một số hạng mục trong dự án vi phạm xây dựng” có chính xác hay không? Khoản h Điều 2 Nghị quyết 43/NQ-CP năm 2014 quy định “không yêu cầu cấp GPXD với công trình của dự án đầu tư thuộc khu vực đã được phê duyệt quy hoạch 1/500”. Tuy nhiên, sau đó điểm e khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 đã quy định rõ hơn “nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 đã có quy hoạch 1/500” mới được miễn phép. Dự án xây hội trường 560m2, nên không thuộc trường hợp miễn GPXD. Xác định Sài Gòn Đại Ninh vi phạm xây dựng là chính xác.

Giải trình của Cty “năm 2018 khi DN sẵn sàng triển khai dự án thì bị Thanh tra Chính phủ”; có hợp lý không? Như PLVN đã phản ánh, đăng ký đầu tư 25 ngàn tỷ, sau gần 10 năm mới hoàn tất 1 hội trường, xây dở 1 hội trường và 15 “chòi chuyên gia”, san gạt vài đoạn đường đất... thì lý do trên không thể chấp nhận.

Mục tiêu Thủ tướng đặt ra trong QĐ704 nguy cơ bị phá sản vì những đề nghị vô lý của Sài Gòn Đại Ninh.

Mục tiêu Thủ tướng đặt ra trong QĐ704 nguy cơ bị phá sản vì những đề nghị vô lý của Sài Gòn Đại Ninh.

Đề xuất khó chấp nhận

Trước KLTT của TTCP, Cty đề xuất “tiếp tục triển khai dự án”; “cho thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ737/QĐ-UBND của UBND tỉnh”. “Đề xuất” này bị đánh giá là thiếu căn cứ.

Theo QĐ 737/QĐ-UBND năm 2014 của Lâm Đồng, dự án được chuyển mục đích sử dụng 166 ha đất, miễn giảm 30%, phải nộp 158 tỷ. Quyết định này sau đó đã bị Bộ Tài chính thanh tra, nêu hướng xử lý như đã nêu ở đầu bài. Ngày 9/10/2018, UBND tỉnh ra văn bản thu hồi QĐ 737/QĐ-UBND. Như vậy, QĐ 737 đã không còn giá trị pháp lý.

Về phía TTCP, đánh giá về sự việc này, nhận định tỉnh đã “thể hiện sự tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư”.

Bảng giá đất năm 2020 đã cao hơn rất nhiều so với 2014; QĐ737 đã không còn giá trị pháp lý; và bản thân QĐ737 khi còn hiệu lực đã bị đánh giá “có vấn đề về nội dung”. Vì vậy, đề xuất của Sài Gòn Đại Ninh nộp 158 tỷ để chuyển mục đích sử dụng 166 ha đất ở thời điểm hiện nay là yêu sách vô lý, thậm chí có thể gọi là vô lối. Đề xuất như vậy, khác gì đòi TTCP và Lâm Đồng một lần nữa lại “tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư”?

Vì sao Sài Gòn Đại Ninh lại “cố sống chết” đòi “ôm” dự án như trên? Theo các chuyên gia về quy hoạch, nguyên nhân đến từ việc những cánh rừng bạt ngàn này đã được quy hoạch là Đô thị Đại Ninh, là một đô thị trong vùng phụ cận của Đà Lạt, trong Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng phê duyệt điều chính quy hoạch chung Đà Lạt và vùng phụ cận đến 2030, tầm nhìn 2050.

Trong QĐ704, hàng chục lần “Đô thị Đại Ninh” được nhắc đến. Đại Ninh sẽ là đô thị loại 5, quy mô dân số đô thị đến 2030 khoảng 16.000 người, quy mô đất xây dựng đô thị đến 2030 khoảng 350 ha. Là đô thị chuyên ngành dịch vụ du lịch gắn kết khu du lịch sinh thái rừng hồ Đại Ninh; khu nghỉ dưỡng, du lịch hỗn hợp…

Diện tích gần 3600 ha mà Sài Gòn Đại Ninh “ôm”, phần lớn đều thuộc Đô thị Đại Ninh. Một chuyên gia đánh giá: “Xét theo quy hoạch này, thì dự án Đại Ninh rất có giá trị, như đang cầm vàng trong tay”.

Trong QĐ704, Thủ tướng đặt ra mục tiêu, đến 2030 xây dựng Đà Lạt và vùng phụ cận trong đó có Đại Ninh “thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế”.

Thế nhưng 10 năm qua, “đô thị Đại Ninh” vẫn chỉ nằm trên giấy, mắc nhiều sai phạm nhưng chủ đầu tư vẫn không chấp nhận cho thu hồi đất. Mục tiêu Thủ tướng đặt ra trong QĐ704 nguy cơ bị phá sản, vì những đề xuất thiếu căn cứ của Sài Gòn Đại Ninh.

Trong số báo ra ngày thứ Hai (5/7/2021), PLVN sẽ phản ánh sự thật về “năng lực tài chính”, kiểu “đầu tư” “bắc nước chờ gạo người” của Cty này.

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

(PLVN) -  Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói về việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận

(PLVN) - Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân khi ông trả lời phỏng vấn với PV Báo Pháp luật Việt Nam về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Phối cảnh tổng thể dự án nhà ở xã hội KT Home.

Nghệ An: Ra mắt dự án nhà ở xã hội KT Home

(PLVN) - Sáng 8/9, Dự án nhà ở xã hội KT Home được chính thức ra mắt cung cấp 525 căn hộ chung cư và 23 căn nhà thấp tầng liền kề cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.

Ông Bùi Quang Anh Vũ – Tổng Giám đốc PDR (trái) và Ông Kazama Toshio – Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP TBPM (phải.) ký kết văn bản hợp tác.

Phát Đạt và Thanh Bình Phú Mỹ ký kết hợp tác chiến lược

(PLVN) - Sáng ngày 08/9/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã chứng khoán HoSE: PDR) và Công ty Cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ cùng thực hiện Lễ ký kết hợp tác chiến lược Phát triển các dự án BĐS Khu Công nghiệp – Logistics, Nhà ở - Thương mại và Dịch vụ.
Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.
Công trường ven biển tấp nập ngày đêm xây tòa tháp 40 tầng Regal Residence Luxury

Công trường ven biển tấp nập ngày đêm xây tòa tháp 40 tầng Regal Residence Luxury

(PLVN) - Regal Residence Luxury - một trong năm tòa tháp cao tầng sở hữu đất ở lâu dài bên biển do Regal Group phát triển đang khẳng định vị thế trung tâm siêu đô thị. Với bốn mặt tiền đường lớn, thiết kế ấn tượng, sảnh đón sang trọng và các tiện ích đẳng cấp, tòa tháp được định vị theo phân khúc hạng sang, tiêu chuẩn quốc tế.
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.
Có gì trong tổ hợp clubhouse trị liệu khoáng nóng lớn nhất Việt Nam?

Có gì trong tổ hợp clubhouse trị liệu khoáng nóng lớn nhất Việt Nam?

(PLVN) - Tại Onsen village của Ecovillage Saigon River, cư dân được chủ động chăm sóc sức khỏe, hưởng lợi ích từ dòng khoáng nóng chảy vào từng căn biệt thự. Kế bên những căn biệt thự là tổ hợp resort clubhouse 3.700m2, onsen clubhouse 5.500m2 với nhiều tổ hợp thành phần giúp quá trình trị liệu trở nên hoàn hảo để cư dân có trải nghiệm vô giá.