Văn hóa & Pháp luật

Bảo vệ bản quyền trên môi trường số: Ý thức tuân thủ pháp luật đóng vai trò quan trọng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vấn đề này được nhấn mạnh trong hội thảo phổ biến các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH,TT&DL vừa tổ chức.

Thực tế cho thấy, nếu như ý thức tuân thủ pháp luật được nâng cao thì việc thực thi hiệu quả bảo vệ bản quyền trên môi trường số sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ các bên khai thác sử dụng, các bên có chủ sở hữu quyền, mà còn cho công chúng hưởng thụ. Nhưng nếu như các bên cố tình vi phạm, lạm dụng trong việc khai thác sử dụng các môi trường này thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi, đến việc cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đồng thời, hành vi này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác thương mại của các chủ thể quyền cũng như bản thân các bên, khi đang trực tiếp hoặc tiếp tay vi phạm bản quyền, buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế cũng như trong nước.

Theo bà Phạm Thị Kim Oanh - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, ngày 16/6/2022, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt có các quy định về bảo vệ quyền tác giả trong môi trường số. Đây cũng là một điểm mới, đó là trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian đã được đưa vào các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Để hoàn thiện hành lang pháp lý trong nước thì song song đó, Việt Nam đã tham gia vào hai Hiệp ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là WCT (có hiệu lực thi hành từ ngày 17/2/2022) và WPPT (có hiệu lực từ 1/7/2022). Đây là các nghĩa vụ cam kết về bản quyền trên khuôn khổ thế giới.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, hiện nay Chính phủ giao Bộ VH,TT&DL chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có các nội dung về trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

Mục đích ban hành Nghị định nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, hiệu lực thi hành giữa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 và Nghị định quy định chi tiết, đảm bảo tính minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho việc thực thi có hiệu quả, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Bên cạnh đó, tiếp tục thể chế hóa, nội lực hóa các cam kết mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, để phù hợp với thông lệ quốc tế; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan ngoài phần căn cứ pháp lý, nội dung được chia thành 7 chương, 80 điều. Trong đó, Chương I - Quy định chung; Chương II - Quyền tác giả, quyền liên quan; Chương III - Giới hạn, ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan; Chương IV - Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; Chương V - Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan; Chương VI - Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan; Chương VII - Điều khoản thi hành.

Tin cùng chuyên mục

Phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung chia sẻ tại chương trình “Phụ nữ làm chủ cuộc đời – She Leads Her Life”

Chinh phục bầu trời cùng nữ phi công Nguyễn Mai Tuyết Dung

(PLVN) - Từng là giáo viên tiếng Anh, Nguyễn Mai Tuyết Dung đã vượt qua định kiến xã hội và những thử thách nghề nghiệp để trở thành một trong những nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Tại chương trình “Phụ nữ làm chủ cuộc đời – She Leads Her Life”, cô chia sẻ về hành trình chinh phục bầu trời đầy cảm hứng, những hy sinh thầm lặng và bí quyết cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình.

Đọc thêm

Khánh Thy là một phiên bản tốt hơn sau cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội'

Khánh Thy được đánh giá cao vì sự nghiêm túc, chỉn chu và có cá tính âm nhạc riêng. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Sau cuộc thi Tiếng hát Hà Nội thì Khánh Thy là một phiên bản tốt hơn, được khán giả biết đến hơn và yêu mến nhiều hơn. “Thành công ở cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023 đã cho tôi một bước đệm vững chắc để theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp” - Khánh Thy chia sẻ.

"Con yêu mẹ, mẹ ơi!!"

Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).
(PLVN) - Người phụ nữ ấy năm nay đã 63 tuổi, tóc đã điểm bạc, mặt cũng chẳng thiếu nếp nhăn, răng cũng không còn chắc, cứ chiều đến, bóng lưng còng  bà  hắt chéo lên những luống rau ngoài vườn khiến cha con tôi cùng thấy xót xa. Người phụ nữ ấy là mẹ tôi…

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 26 - 31/12/2024, chung kết toàn quốc diễn ra ngày 31/12/2024 tại quảng trường tỉnh Bình Thuận. Đêm chung kết cuộc thi sẽ hứa hẹn nhiều cảm xúc hơn khi kết hợp khung cảnh bắn pháo hoa đón giao thừa chào mừng năm mới.

Hơn 1.000 người tham dự Giải Bơi chải thuyền rồng lớn nhất Việt Nam

Hơn 1.000 người tham dự Giải Bơi chải thuyền rồng lớn nhất Việt Nam
(PLVN) - Ngày 13/10, tại khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng (bên Hồ Tây, quận Tây Hồ), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024, với sự tham dự của hơn 1.000 người, gồm các huấn luyện viên và vận động viên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long

Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
(PLVN) - Hồ Tây - Tây Hồ là một mảnh hồn của Hà Nội, nơi ấy là biểu tượng, là ký ức làng lúa, làng hoa, bầy sâm cầm nhỏ, mặt gương Tây Hồ, quán cóc liêu xiêu một câu thơ… là khoảng trời mộng mơ, là thanh xuân của bao người đã đến, đã đi và ở lại với Thủ đô hơn ngàn năm tuổi.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…