Văn hóa & Pháp luật

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản là trọng tâm của công tác văn hóa ở vùng đất chiến khu cách mạng

Chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ XII tại Thái Nguyên.
Chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ XII tại Thái Nguyên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một trong những nội dung của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt. Cụ thể hóa quan điểm và mục tiêu, Chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Công tác này trong thực tiễn hoạt động ở cơ sở đã được thực hiện ra sao ở vùng đất giàu truyền thống chiến khu cách mạng, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Mai, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (trước đó là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Thái Nguyên).

- Nhắc đến tỉnh Thái Nguyên là nhắc đến chiến khu cách mạng, xin bà cho biết Thái Nguyên đã làm gì để phát huy giá trị của những di tích trên địa bàn, qua đó góp phần vào việc khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc?

- Trong những năm qua, Thái Nguyên đã tiến hành rất bài bản công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tính đến thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên có 292 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt gồm 13 điểm; 55 di tích quốc gia; 224 di tích cấp tỉnh. Về công tác lập quy hoạch di tích, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng hoàn thành và được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt 3 quy hoạch di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Về công tác tu bổ, tôn tạo di tích: Từ năm 2008 đến nay bằng nguồn kinh phí chống xuống cấp di tích (ngân sách nhà nước và xã hội hóa) do Sở VH-TT&DL làm chủ đầu tư đã tu bổ được 64 di tích với tổng kinh phí khoảng 98 tỷ đồng. Tiêu biểu như di tích: Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái hi sinh tháng 12/1972, Chùa Hang (TP Thái Nguyên); Trường Nguyễn Ái Quốc, Địa điểm thành lập Ủy Ban kiểm tra Trung ương, Địa điểm trụ sở làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng (1947-1948) (huyện Định Hóa); Đình - Đền - Chùa Cầu Muối (huyện Phú Bình); Địa điểm di tích nơi ra đời Đội Thanh niên xung phong Việt Nam 15/7/1950 (huyện Đại Từ)...

Xác định được giá trị, vai trò của di sản văn hóa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình, dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp các hạng mục công trình văn hóa, cải tạo cảnh quan môi trường khuôn viên di tích. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của di tích đến nhân dân và du khách bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng. Tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch tại di tích để giới thiệu, tôn vinh, ca ngợi giá trị truyền thống lịch sử, cảnh đẹp của di tích đến nhân dân và du khách.

Gắn với việc bảo vệ di tích, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, trò chơi dân gian, ẩm thực được tổ chức; các sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được trưng bày, giới thiệu. Nhiều khu di tích, điểm di tích trở thành điểm du lịch hấp dẫn, có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Trong số đó phải kể đến: Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích núi Văn – núi Võ (Đại Từ); Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà (Võ Nhai); Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong Đại đội 915, Thắng cảnh chùa Hang – Kim Sơn tự (TP Thái Nguyên); Di tích Đền Đuổm (Phú Lương), Đình, đền, chùa Cầu Muối (Phú Bình) … Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư đối với sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di tích; đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch sử, giáo dục lịch sử, truyền thống phục vụ nhân dân và du khách thập phương.

- Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại”. Với nhiều dân tộc cùng sinh sống, xin bà cho biết tỉnh Thái Nguyên có những chính sách như thế nào để giữ gìn, phát huy những giá trị độc đáo này?

- Thái Nguyên là địa bàn có nhiều dân tộc trong đó có các dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Cao Lan, Sán Chí… Các dân tộc đều lưu giữ những di sản văn hóa phi vật vật thể (VHPVT) mang bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được Đảng bộ, các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí; được thực hiện thống nhất, đồng bộ theo quy trình khoa học. Tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm kê đánh giá thực trạng làm cơ sở để nhận diện, xác định sức sống của từng di sản, làm tiền đề xây dựng cơ chế, giải pháp phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Thái Nguyên.

Năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành đạt hiệu quả, chất lượng công tác kiểm kê Di sản VHPVT. Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm kê và công bố Danh mục Di sản VHPVT tỉnh Thái Nguyên với 550 di sản. Đến nay đã có 17 di sản được đưa vào Danh mục quốc gia như: Múa Tắc xình, Hát Sấng cọ, Lễ hội Cầu mùa (của người Sán Chay), Lễ Cấp sắc, Nghi lễ Tết nhảy (Nhảng Chầm đao), Pả dung (của người Dao); Rối cạn Thẩm Rộc và Ru Nghệ, Nghi lễ Then, Lễ hội Lồng Tồng, Lượn cọi (của người Tày), Soọng Cô, Nghi lễ Cấp sắc (của người Sán Dìu), Nghi lễ Hắt khoan, Nghi lễ Cấp sắc (của người Nùng), Lễ hội Đền Đuổm (huyện Phú Lương), Lễ hội đình Phương Độ (huyện Phú Bình), Nghệ thuật Khèn của người Mông. Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp thực hiện và hoàn thành hồ sơ quốc gia Then Tày - Nùng - Thái, đệ trình UNESCO và ngày 13/12/2019, di sản đã chính thức được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Từ năm 2001 đến nay, bằng nguồn vốn của địa phương và kinh phí của trung ương từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện 9 dự án phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể gồm: Lễ hội Óoc pò (2007); Lễ cấp sắc dân tộc Nùng (2008); Lễ cưới truyền thống của người Dao (2009); Hát Ví ven sông Cầu (2010); Đám cưới người Sán Chay (2011); Lượn cọi (2013), Hát Ví (2015); Đại Phan (2018); phục dựng Lễ hội đình Mỏ Gà (2020), Lễ hội Đền Đuổm (Phú Lương) (2017), Lễ hội Đình Phương Độ (Phú Bình) (2019), đồng thời phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện các đề án liên quan đến sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số. Đến nay có 13 nghệ nhân được vinh danh phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Tỉnh Thái Nguyên đã hệ thống, tư liệu hóa phiếu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thái Nguyên”, Tập 1, Tập 2 dưới hình thức song ngữ Việt - Anh nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn như Sở VHTTDL, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên còn lưu giữ hàng vạn trang tư liệu viết, tư liệu ảnh về di sản VHPVT của các dân tộc trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác tra cứu, trưng bày, giới thiệu các giá trị văn hóa của các tộc người.

Hàng năm, UBND tỉnh đều chỉ đạo Sở VH-TT&DL phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn truyền dạy di sản VHPVT như lớp truyền dạy di sản VHPVT của người Dao cho 60 nghệ nhân, học viên là người dân tộc Dao tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, lớp truyền dạy tiếng nói cho dân tộc Sán Dìu. Xây dựng các mô hình câu lạc bộ (CLB) hát Soọng Cô (dân tộc Sán Dìu), hát Then (Dân tộc Tày), hát Pả Dung (dân tộc Dao), múa Tắc Xình (dân tộc Sán Chí),... Hiện nay, đã có nhiều mô hình tổ chức lớp truyền dạy VHPVT do cộng đồng tổ chức nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: các CLB hát dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc Tày, Sán Chí, Dao, Nùng,... Tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, theo chủ trương “hòa nhập không hòa tan”.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Ngành VH-TT&DL Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Mai cùng với những kết quả đạt được, lĩnh vực văn hoá còn có những khó khăn nhất định, đó là công tác bảo tồn di sản nhất là các di tích lịch sử, văn hóa còn khó khăn. Mặc dù đã được quan tâm song các thiết chế văn hóa cấp tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ để phục vụ triển khai thực hiện nhiệm vụ. Chưa có chính sách cụ thể thu hút nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; công tác xã hội hóa chưa khai thác được tối đa tiềm lực trong nhân dân…

Đọc thêm

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.

Thầm thì hoa nở

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

Lần theo dấu chữ

Lần theo dấu chữ
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Nỗ lực để mọi miền, mọi nhà đón Tết vui

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tháng Chạp đến rồi kìa

Với người xưa, tháng Chạp được coi như "tháng Tết", "về nhà ăn Tết". (Ảnh: Tuấn Ngọc).
(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.

Bước chân mùa xuân trên khắp Việt Nam

Gần Tết Nguyên đán, phố phường Hà Nội tràn ngập sắc đỏ rực rỡ.
(PLVN) - Khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân bắt đầu chiếu rọi qua những đám mây màu xám bạc còn sót lại của đông chí, khắp phố phường ở mọi tỉnh, thành tại Việt Nam lại bừng lên sức sống của một năm mới. Dù có những khác biệt về không khí đón Tết Nguyên đán ở làng quê và thành phố nhưng tựu trung lại, Tết cổ truyền vẫn là thời gian sum họp gia đình, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

“Chở” mùa xuân đến với mọi người

Tết Nhân ái đến với những người dân có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Ngày Tết là ngày đoàn viên, là ngày sum họp của gia đình, ngày Tết cũng là ngày mà người dân Việt Nam cùng nhau “chia ngọt, sẻ bùi”. Phương châm hành động “ai có gì giúp nấy, có của góp của, có công góp công, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít”, các tổ chức, cá nhân đã tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn, chung tay hỗ trợ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau tại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vinh danh nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu năm 2024

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao hoa và biểu trưng vinh danh các nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu.
(PLVN) - Tối 11/1, tại Nhà hát TP Hải Phòng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024.

Vinh danh võ cổ truyền Bình Định

Các võ sinh biểu diễn trong Lễ cúng tổ võ cổ truyền. (ảnh: H. Trường)
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Giáng Son thực hiện giấc mơ âm nhạc âm nhạc của mình

 Giáng Son thực hiện một giấc mơ về âm nhạc được khám phá các phong cách âm nhạc (ảnh BTC).
(PLVN) - “Giấc mơ Sol” đó chính là giấc mơ của Giáng Son, một giấc mơ về âm nhạc, được tung hoành ngang dọc, được khám phá, được thử nghiệm, với các phong cách âm nhạc mà mình yêu thích như là Pop, dân gian đương đại, thính phòng, Jazz, Blue, thậm chí là Rock…